Xét nghiệm tế bào cổ tử cung PAP smear - PAP test là gì?
Xét nghiệm tế bào cổ tử cung là một phần của quy trình khám vùng chậu. Xét nghiệm này thường được tiến hành từ tuổi 21, trừ khi bạn có những yếu tố nguy cơ đặc biệt, ví dụ như các vấn đề về miễn dịch hay HIV, thì bạn có thể sẽ phải làm xét nghiệm sớm hơn. Xét nghiệm tế bào cổ tử cung là cách duy nhất để kiểm tra xem các tế bào ở cổ tử cung của bạn có thay đổi gì có thể dẫn đến ung thư hay không. Cùng lúc với xét nghiệm này, bác sỹ cũng có thể kiểm tra xem bạn có bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, ví dụ như chlamydia hay bệnh lậu hay không.
Xét nghiệm tế bào cổ tử cung diễn ra như thế nào?
Như một phần của quy trình khám vùng chậu, bác sỹ sẽ dùng một dụng cụ riêng nho nhỏ, nhẹ nhàng cạo một vài tế bào từ cổ tử cung của bạn. Đa số những bạn gái đã làm xét nghiệm này sẽ không cảm thấy bất cứ vấn đề gì. Một vài bạn gái sẽ cảm thấy hơi co rút vì cổ tử cung bị chà xát nhẹ nhàng. Nếu bạn cảm thấy hơi khó chịu, thì chuyện đó chỉ xảy ra trong vòng 1 phút mà thôi. Những tế bào cổ tử cung sau đó sẽ được cho vào trong một ống nghiệm hoặc lam kính và gửi đến phòng xét nghiệm.
Không. Ung thư thường không phải là nguyên nhân khiến kết quả xét nghiệm tế bào cổ tử cung của bạn bất thường. Nguyên nhân thường gặp nhất làm kết quả xét nghiệm bất thường là do viêm âm đạo hoặc viêm cổ tử cung, gây ra những thay đổi của tế bào cổ tử cung. Đa số những thay đổi này có thể sẽ được theo dõi chặt chẽ cho đến khi chúng trở về bình thường. Và thông thường, cơ thể bạn sẽ tự loại bỏ tình trạng nhiễm trùng gây ra những sự thay đổi ở tế bào cổ tử cung. Đôi khi, trong một số trường hợp, bạn sẽ cần được điều trị.
Thường xuyên làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung và điều trị (nếu cần), sẽ giúp bạn phòng chống được đa số các loại ung thư cổ tử cung.
Kết quả của xét nghiệm tế bào cổ tử cung có ý nghĩa như thế nào?
Mặc dù đa số các kết quả xét nghiệm sẽ là bình thường, nhưng đôi khi, kết quả sẽ là bất thường đối với một vài bạn gái ở tuổi vị thành niên. Một vài kết quả thường thấy khi làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung:
Nếu bạn khỏe mạnh và kết quả xét nghiệm tế bào của bạn là ASCUS, bạn sẽ cần phải tiến hành xét nghiệm tế bào cổ tử cung lại trong vòng 1 năm. Nếu xét nghiệm lần thứ 2 (trong vòng 1 năm) vẫn cho ra kết quả bất thường, bạn sẽ phải soi cổ tử cung.
Những hướng dẫn dành cho bạn gái tuổi vị thành niên và bạn gái dưới 24 tuổi:
Soi cổ tử cung là gì?
Sau khi được hỏi một số câu hỏi liên quan (ví dụ như: chu kỳ kinh nguyệt gần nhất của bạn là khi nào) và được cung cấp các thông tin cơ bản về thủ thuật sắp tiến hành. Bạn sẽ phải ký vào giấy tờ chấp thuận tiến hành thủ thuật. Sau đó, bạn sẽ nằm xuống bàn khám và đặt hai chân lên hai bên (giống như khi khám vùng chậu), bộc lộ vùng cần khám. Tiếp theo, bác sỹ sẽ nhẹ nhàng đưa một cái mỏ vịt (giống như khi bạn làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung) vào âm đạo của bạn để nhìn rõ hơn cổ tử cung của bạn. Thiết bị soi cổ tử cung là một công cụ có khả năng phóng đại, được đặt ở gần cửa âm đạo. Bác sỹ có thể nhìn vào cổ tử cung của bạn thông qua kính lúp.
Soi cổ tử cung có thể được tiến hành khi các dụng cụ soi được đặt ở bên ngoài âm đạo và không chạm vào bạn. Đầu tiên, bác sỹ sẽ lau cổ tử cung và âm đạo của bạn bằng một loại dung dịch chuyên dụng. Loại dung dịch này sẽ khiến các tế bào bất thường chuyển màu tạm thời, do vậy, bác sỹ có thể nhìn thấy những tế bào này rõ ràng hơn. Nếu có các tế bào bất thường, bác sỹ có thể tiến hành sinh thiết (là quá trình lấy mẫu mô của bạn, có kích thước nhỏ hơn ¼ cục tẩy ở đầu bút chì, được tiến hành bằng cách sử dụng một cặp nhíp đặc biệt). Mẫu mô này sau đó sẽ được cho vào trong lọ có chất bảo quản và gửi đến phòng xét nghiệm.
Soi cổ tử cung thường sẽ không làm bạn khó chịu. Nhưng sinh thiết, đôi khi được tiến hành cùng lúc với soi cổ tử cung, có thể sẽ khiến bạn hơi khó chịu. Bạn có thể yên tâm vì tất cả quy trình này chỉ diễn ra trong chưa đầy 1 phút. Khi mẫu mô được lấy ra, một vài người không cảm thấy gì cả, trong khi một vài người khác mô tả cảm giác giống như bị nhéo hoặc hơi co rút nhẹ. Bác sỹ có thể sẽ cho bạn uống các loại thuốc giảm đau không cần kê đơn như ibuprofen hoặc naproxen trước khi diễn ra thủ thuật để làm giảm cảm giác khó chịu. Điều này đặc biệt hiệu quả nếu bạn thường bị đau bụng kinh hoặc bạn cảm thấy khó chịu khi làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung. Tổng thời gian soi cổ tử cung sẽ diễn ra trong vòng 15-20 phút.
Chuyện gì sẽ xảy ra sau khi soi cổ tử cung?
Sau khi soi cổ tử cung, bác sỹ sẽ giải thích cho bạn những gì mà bác sỹ nhìn thấy thông qua kính lúp. Sẽ mất khoảng 2-3 tuần để có kết quả sinh thiết. Và bạn phải đảm bảo rằng bạn đi khám đúng hẹn và thường xuyên liên lạc với bác sỹ.
Vài ngày sau khi bạn được sinh thiết, bạn có thế sẽ bị ra máu nhẹ hoặc đốm xuất huyết. Điều này là hoàn toàn bình thường. Bạn có thể sử dụng băng vệ sinh (không sử dụng tampon) trong những trường hợp này.
Bạn cũng có thể sẽ thấy một chất màu nâu hoặc vài mảnh nhỏ màu nâu cùng với máu âm đạo ở đáy quần lót hay băng vệ sinh. Đây không phải là các mô mà là một phần của thủ thuật bác sỹ đã tiến hành. Các chất màu nâu này sẽ ra kéo dài trong khoảng 1-5 ngày. Bạn thậm chí có thể sẽ có dịch màu đen nếu bác sỹ sử dụng bạc nitrate để kiểm soát tình trạng chảy máu. Và việc này cũng sẽ không kéo dài.
Không quan hệ tình dục, thụt rửa âm đạo, sử dụng tampon hay đưa bất cứ vật gì vào trong âm đạo của bạn trong vòng 48 giờ sau khi soi cổ tử cung.
Có điều gì cần chú ý sau khi soi cổ tử cung?
Gọi cho bác sỹ ngay nếu sau khi soi cổ tử cung bạn bị:
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Virus HPV và những điều cần biết
Mặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 phụ nữ tử vong khi mang thai hoặc sinh con và hơn 2 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu tiên sau khi sinh; ước tính cứ 7 giây lại có 1 ca tử vong có thể phòng ngừa được.
Không dung nạp lactose ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng. Do đó việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện triệu chứng khó chịu.
Bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt có chung chữ “đái tháo ” trong tên gọi và một số triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, hai căn bệnh này hoàn toàn không liên quan đến nhau. Chúng gây ra các tác hại khác nhau đối với sức khỏe con người và phương pháp điều trị cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt của 2 bệnh lý này qua bài viết sau!
Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.
Nếu bạn thường xuyên thức dậy vào ban đêm để đi tiểu, bạn có thể tự hỏi liệu có vấn đề gì không. Hầu hết người trưởng thành không cần đi vệ sinh nhiều hơn một lần trong 6-8 giờ ngủ. Nếu bạn đi tiểu nhiều lần trong đêm, có thể bạn đã mắc chứng tiểu đêm hoặc cũng có thể là dấu hiệu báo hiệu một vấn đề như bệnh tiểu đường.
Bữa sáng bằng trái cây được nhiều người lựa chọn khi muốn giảm cân vì giàu vitamin, chất xơ và ít calo. Tuy nhiên, chỉ ăn trái cây vào buổi sáng có thực sự tốt cho sức khỏe và hỗ trợ giảm cân hiệu quả?
Khi chân tay không nhận đủ máu, tay hoặc chân của bạn có thể cảm thấy lạnh hoặc tê. Nếu bạn có làn da sáng, chân của bạn có thể chuyển sang màu xanh. Lưu thông máu kém cũng có thể làm khô da, khiến móng tay giòn và khiến tóc rụng, đặc biệt là ở chân và bàn chân. Một số nam giới có thể gặp khó khăn trong việc cương cứng hoặc duy trì sự cương cứng. Và nếu bạn bị tiểu đường, vết trầy xước, vết loét hoặc vết thương của bạn có xu hướng lành chậm hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn một số mẹo để cải thiện lưu thông máu.