Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Có nên thường xuyên xét nghiệm tế bảo cổ tử cung?

Thường xuyên xét nghiệm tế bào cổ tử cung (hay còn gọi là test Pap smear) đóng vai trò quan trọng hạn chế sự phát triển của ung thư tử cung.

Kiểm tra định kỳ hàng năm là lời khuyên trước đây được nhấn mạnh rất nhiều lần với phụ nữ dù không có phát hiện gì bất thường. Nếu không cập nhật thông tin, bạn có thể sẽ bỏ lỡ một số thông tin quý giá. Thường xuyên  xét nghiệm tế bào cổ tử cung (hay còn gọi là test Pap smear) đóng vai trò quan trọng hạn chế sự phát triển của ung thư tử cung. Tần số phụ nữ đi làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung khác nhau giữa từng người. Và tần suất này phụ thuộc vào một số yếu tố như tuổi, tình trạng sức khỏe chung và kết quả xét nghiệm tế bào cổ tử cung trước đó (nếu đã từng làm).

Dưới đây là một số lời khuyên của Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ dành cho bạn.

Khi nào nên làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung lần đầu tiên?

Phụ nữ nên làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung lần đầu tiên khi 21 tuổi và trước đó không nên làm. Bạn hoàn toàn có thể làm xét nghiệm tế bào tử cung trong khi bạn đã tiêm vaccine gây u nhú ở người (HPV), hay gọi là vaccine Gardasil. Nên làm xét nghiệm khi bạn đủ 21 tuổi cho dù độ tuổi bắt đầu quan hệ tình dục là bao nhiều và cho dù gần đây bạn có quan hệ tình dục hay không. Nếu quên không đi làm xét nghiệm, hãy cố gắng thực hiện trong lần khám tiếp theo. Xét nghiệm tế bào cổ tử cung giúp giảm nguy cơ phát triển ung thư cổ tử cung.

Tần suất làm xét nghiệm trước tuổi 30 là bao nhiêu?

Trong khoảng từ 21-30 tuổi, phụ nữ nên làm xét nghiệm này 3 năm/lần. Nếu lần đầu tiên là 21 tuổi, thì lần làm tiếp theo của bạn là 24 tuổi sau đó là 27 và 30 tuổi. Nếu kết quả xét nghiệm bình thường, bạn không nên xét nghiệm HPV ở độ tuổi này.

Tần suất làm xét nghiệm trong khoảng từ 30-65 tuổi là bao nhiêu?

Ở độ tuổi 30, phụ nữ cần làm xét nghiệm HPV cùng với xét nghiệm tế bào cổ tử cung. Xét nghiệm HPV giúp xác định người bị nhiễm chủng HPV có nguy cơ cao gây ra ung thư cổ tử cung nếu không được kiểm soát hoặc điều trị. Nếu bạn làm đồng thời cả hai xét nghiệm trên trong cùng một thời điểm, bạn có thể chờ 5 năm sau đó để thực hiện lần xét nghiệm tiếp theo. Nhưng nếu bạn chỉ làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung thì sau đó cứ 3 năm lặp lại một lần. Phụ nữ có kết quả xét nghiệm tế bào cổ tử cung bất thường trước đây, bị nhiễm virus HPV hoặc có nguy có cao ung thư cổ tử cùng cần kiểm tra thường xuyên hơn.

Người  ≥ 65 tuổi

Từ 65 đến 70 tuổi, người có xét nghiệm tế bào cổ tử cung bình thường trong vòng 10 năm qua có thể không cần tiếp tục xét nghiệm. Quyết định này vẫn nên được đưa ra bởi chính bác sỹ điều trị cho bệnh nhân. Phụ nữ có tiền sử ung thư cổ từ cung, kết quả xét nghiệm tế bào cổ tử cung bất thường hoặc có nguy cơ cao phát triển ung thư cổ tử cung nên tiếp tục kiểm tra trong 20 năm tính từ lúc phát hiện ra bệnh.

Đối tượng nào cần thường xuyên làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung?

Phụ nữ có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung được khuyên nên thường xuyên làm xét nghiệm để sàng lọc. Điều này có thể liên quan đến vấn đề suy giảm miễn dịch, như phụ nữ nhiễm HIV hoặc người có kết quả xét nghiệm tế bào cổ tử cung bất thường.

Tham khảo thêm bài viết Kết quả xét nghiệm máu: Những điều cần biết

CTV Phương Nga - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Verywell
Bình luận
Tin mới
  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

  • 28/03/2025

    3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh

    Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?

Xem thêm