Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bạn có thể bị nhiễm HPV dù bạn không có mụn cóc

Chắc hẳn bạn biết đến HPV là nguyên nhân gây ra mụn cóc. Tuy nhiên, virus này vẫn có thể đang tồn tại trong cơ thể của bạn mặc dù bạn không có mụn cóc.

Bạn có thể bị nhiễm HPV dù bạn không có mụn cóc

Nhiễm HPV (sùi mào gà) có phải vấn đề bạn quan tâm? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin hữu ích nhất về căn bệnh này. 

Có phải nhiễm HPV luôn gây ra triệu chứng không?

Nhiễm HPV là một loại lây nhiễm phổ biến qua đường tình dục. Ít nhất 50% những người trong độ tuổi hoạt động tình dục bị nhiễm HPV một vài lần trong đời.

Có hơn 150 typ HPV đã được tìm ra nhưng không phải tất cả chúng đều gây ra mụn cóc. Nhiều typ có thể không gây ra bất kì triệu chứng gì và thường tự hết dù không điều trị gì.

Một số typ như typ 11 và typ 6 có thể gây ra mụn cóc. Những typ khác như typ 16 và 18 không gây ra mụn có nhưng có thể gây ra một số loại ung thư. Khả năng miễn dịch của bạn cũng có thể quyết định một số typ HPV có gây ra mụn cóc hay không.

Nhiều người bị nhiễm HPV mà không có bất cứ triệu chứng gì. Điều đó dẫn đến bạn có thể lây truyền HPV cho những người khác mà chính bạn cũng không biết.

Triệu chứng

Hầu hết những người nhiễm HPV không có triệu chứng. Khoảng 9/10 các trường hợp sẽ tự khỏi mà không cần điều trị, và nó thường mất khoảng 2 năm. Một số trường hợp khác, virus có thể tồn tại dai dẳng trong cơ thể và gây ra triệu chứng.

Mụn cóc là một triệu chứng thường gặp. Chúng có thể xuất hiện nhiều tuần, nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm sau khi bạn tiếp xúc với virus. Hình dáng và vị trí xuất hiện của mụn cóc trên cơ thể tùy thuộc vào typ HPV mà bạn bị nhiễm. Các loại mụn cóc bao gồm:

Mụn cóc thông thường: khối sưng đỏ, gồ ghề thường xuất hiện ở khuỷu tay, ngón tay và bàn tay, có thể gây đau và dễ chảy máu.

Mụn cóc sinh dục: là những đám trông giống như súp-lơ, hơi nhô lên hoặc phẳng, các tổn thương giống như vết bầm tím và có thể gây ngứa nhưng hiếm khi gây đau.

Mụn cóc phẳng: vùng da tối màu hơi nhô lên một chút, đỉnh phẳng có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể.

Mụn cóc ở chân: đỏ, ngứa, sần và cứng, thường xuất hiện ở gót chân.

Một số typ HPV có thể gây ra cả mụn cóc sinh dục và mụn cóc ở miệng, họng.

Nếu bạn bị HPV miệng, các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Đau tai
  • Khàn tiếng
  • Đau họng
  • Đau ở khối sưng
  • Sụt cân
  • Sưng hạch bạch huyết

HPV cũng có thể dẫn đến một số loại ung thư. Ung thư có liên quan đến HPV ảnh hưởng tới 18.000 phụ nữ và 9.000 nam giới mỗi năm. Các loại ung thư này bao gồm:

  • Ung thư cổ tử cung
  • Ung thư âm đạo và âm hộ
  • Ung thư tinh hoàn và bìu
  • Ung thư hậu môn
  • Ung thư thành sau họng

HPV lây truyền như thế nào

HPV thường lây qua đường tình dục, tiếp xúc trực tiếp da-da. Virus dễ lan truyền hơn thông qua những tổn thương da hở, ví dụ như vết xước, vết cắt hoặc chỗ bị trầy da. Những tổn thương này có thể có kích thước rất nhỏ, ví dụ như khi quan hệ tình dục.

Bạn có thể nhiễm hoặc lan truyền HPV cho dù bạn không có mụn cóc, nhưng bất kì loại mụn cóc nào cũng có thể lây nhiễm nếu chạm vào.

HPV có thể sống ở bên ngoài cơ thể trong thời gian rất ngắn. Mặc dù hiếm gặp nhưng vẫn có thể bị lây nhiễm virus khi chạm vào các vật dụng được dùng trong hoạt động tình dục.

Phụ nữ có thể lây truyền HPV cho con của họ khi mang thai. Mặc dù không phổ biến nhưng bạn vẫn cần thảo luận với bác sĩ nếu bạn có ý định có thai.

Yếu tố nguy cơ

Mặc dù HPV có thể ảnh hưởng tới bất kì đối thượng nào nhưng một số người sẽ có nguy cơ cao hơn.

Nếu bạn đã từng hoặc đang có một vài bạn tình, bạn sẽ có nguy cơ cao hơn. Nếu bạn tình của bạn là người đã từng có nhiều bạn tình thì bạn cũng sẽ có nhiều nguy cơ bị nhiễm HPV, cho dù hiện tại họ chỉ có quan hệ tình dục với bạn. Tình dục an toàn có thể giúp bạn giảm nguy cơ phơi nhiễm.

Hệ thống miễn dịch suy yếu cũng có thể làm tăng nguy cơ của bạn. Nó có thể do một số bệnh lí, ví dụ như nhiễm HIV/AIDS; hoặc các thuốc kê đơn được sử dụng để chống thải ghép sau phẫu thuật ghép tạng.

Chẩn đoán

Nếu bạn bị mụn cóc, bác sĩ có thể chẩn đoán bằng kính kính hiển vi. Nếu không nhìn thấy mụn cóc, một số xét nghiệm HPV khác cho phụ nữ có thể được thực hiện như:

PAP smear, hay còn gọi là PAP test: tìm các tế bào ung thư và tiền ung thư ở cổ tử cung và âm đạo.

Test axit acetic: bôi axit acetic vào vị trí nhiễm HPV trên cơ thể, ví dụ như bộ phận sinh dục, da sẽ trở nên sáng màu hơn và có thể dễ dàng quan sát thấy bất kì mubnj cóc nào.

Xét nghiệm ADN để tìm ADN của các typ HPV có thể gây các loại ung thư sinh dục ở các tế bào lấy từ cổ tử cung, thường được tiến hành ở những phụ nữ trên 30 tuổi.

Hiện nay, không có bất kì xét nghiệm nào sẵn có cho nam giới. Cũng không có xét nghiệm nào được phê duyệt để chẩn đoán hoặc sàng lọc ung thư họng, hậu môn, tinh hoàn.

Điều trị

Mặc dù không thể chữa khỏi HPV nhưng các triệu chứng của nó có thể điều trị được.

Bác sĩ có thể có một vài giải pháp để lấy bỏ các mụn cóc, ví dụ như đốt hóa học, đông lạnh, liệu pháp laser và thuốc. Điều trị sẽ tùy thuộc vào vị trí, số lượng và kích thước của mụn cóc. Lấy bỏ mụn cóc không có nghĩa là loại trừ được virus. Điều đó tức là bạn vẫn có thể lây truyền virus cho người khác nếu bạn quan hệ tình dục không được bảo vệ.

Nếu được chẩn đoán sớm, các loại ung thư có liên quan đến HPV sẽ đáp ứng tốt với điều trị.

Tiên lượng

Nếu bạn nhiễm HPV, bạn cần đi kiểm tra định kì để kiểm soát các triệu chứng. Phụ nữ nên thường xuyên làm xét nghiệm PAP smear để phát hiện các tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung. Bác sĩ sẽ đưa ra lịch thăm khám định kì phù hợp nhất với bạn.

Nếu các triệu chứng của bạn giảm đi theo thời gian thì bạn vẫn cần kiểm tra. Điều quan trọng là cần có sự phòng ngừa để tránh lan truyền virus cho những người khác. Tránh quan hệ tình dục khi các mụn cóc này của bạn bị vỡ ra.

Phòng bệnh

Vaccin có thể bảo vệ bạn chống lại một số typ HPV. Các loại vaccin hiện đang lưu hành bao gồm Cervarix, Gardasil và Gardasil 9. Gardasil và Gardasil 9 đều có hiệu quả bảo vệ cơ thể khỏi mụn cóc sinh dục.

Vaccin được khuyến cáo chủng ngừa cho cả nam và nữ ở độ tuổi 11 và 12. Chúng được tiêm gồm 3 mũi trong vòng 6 tháng. Để thu được hiệu quả tốt nhất, bạn cần tiêm đủ cả 3 mũi.

Nếu bạn không tiêm vaccin ở độ tuổi này, bạn vẫn có thể thu được hiệu quả từ việc tiêm vaccin cho đến tận 26 tuổi. Chúng sẽ có hiệu quả nhất nếu bạn tiêm trước khi phơi nhiễm với virus hoặc có hoạt động tình dục.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những điều nên biết về bệnh sùi mào gà

Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Xem thêm