Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tiêm vaccine HPV: Nên hay không?

Đang có rất nhiều tranh cãi về việc có nên cho các bé gái tiêm vaccine HPV để dự phòng ung thư cổ tử cung hay không. Một số quốc gia, trong đó có Nhật Bản và Đan Mạch đã xuất hiện nhiều trường hợp gặp phản ứng phụ được cho là có liên quan đến việc tiêm vaccine HPV. Tuy nhiên tại Mỹ, tiêm vaccine HPV lại được cho là an toàn. Bài viết dưới đây cung cấp cho bạn 1 số cách nhìn về tiêm vaccine HPV.

Chuyện gì đang xảy ra ở Nhật Bản?

Tại Nhật Bản, các luật sư đại diện cho trẻ em gái và phụ nữ trẻ - những người xuất hiện các phản ứng phụ sau khi tiêm vaccine HPV, bao gồm các rối loạn đau, đang lên kế hoạch để có hành động phù hợp, chống lại chính phủ Nhật Bản về việc đưa ra một chương trình tiêm chủng quốc gia, và hai nhà sản xuất vaccine HPV là Merck & Co (sản xuất vaccine Gardasil) và GlaxoSmithKline (sản xuất vaccine Cervarix).

"Nhiều nạn nhân vẫn đang phải chịu tác dụng phụ, trong đó bao gồm đau nói chung, rối loạn nhận thức, rối loạn vận động, và ghi nhớ", luật sư Masumi Minaguchi, một đại diện từ đội luật sư bảo vệ các nguyên đơn của vụ kiện cho biết. Ông đã phát biểu tại một cuộc họp báo ở Tokyo hôm thứ Tư 30 tháng 3, theo một báo cáo trong The Japan Times.

Hiện tại có 12 nguyên đơn, tuổi từ 10-20 tuổi, và các luật sư đang tìm kiếm nhiều người hơn nữa để cùng tham gia vụ kiện này. Họ có ý định công bố công khai các vấn đề trong các cuộc hội thảo dự kiến sẽ tổ chức vào tháng Tư và tháng Năm. Nhóm luật sư và nguyên đơn dự định sẽ nộp đơn kiện vào giữa tháng 6 tại bốn tòa án cấp quận, ở Fukuoka, Nagoya, Osaka và Tokyo, theo báo cáo.

Tại Nhật Bản, Bộ Y tế đã bắt đầu khuyến cáo các cô gái trong độ tuổi từ 12 và 16 nên được tiêm phòng vaccine HPV để bảo vệ khỏi bệnh ung thư cổ tử cung vào tháng 4 năm 2013, sau khi Quốc hội sửa đổi Luật Tiêm chủng dự phòng. Tuy nhiên, Bộ Y tế Nhật Bản đã tạm dừng việc đưa ra khuyến nghị này sau một số trường hợp liên quan đến tác dụng phụ được báo cáo lại.

Báo cáo này, theo số liệu của Bộ Y tế Nhật Bản, ước tính có khoảng 2.590.000 người đã nhận được tiêm vaccine Cervarix vào cuối năm 2014, với 2.022 người báo cáo lại là gặp tác dụng phụ, và có khoảng 790.000 người đã tiêm vaccine Gardasil, với 453 người báo cáo gặp tác dụng phụ.

Năm ngoái, Bộ Y tế và Phúc lợi Nhật Bản đã lên một kế hoạch cụ thể để quản lý các triệu chứng sau khi tiêm chủng vaccine HPV, hướng dẫn cho các chuyên gia y tế và các trung tâm trên khắp đất nước để đối phó với những trường hợp này.

Những phản ứng sau khi tiêm vắc xin HPV 

Như báo cáo trước đây của Medscape Medical News, các vấn đề của tác dụng phụ, các triệu chứng và hội chứng đau sau khi tiêm vắc xin HPV cũng đã được báo cáo tại nhiều quốc gia khác, trong đó có Hoa Kỳ.

Năm 2015, Cơ quan quản lý thuốc châu Âu (EMA) đã điều tra và đưa ra kết luận rằng: không có đủ bằng chứng để kết luận vaccine HPV là nguyên nhân dẫn đến các hội chứng đau cục bộ hoặc hội chứng nhịp tim nhanh ở tư thế đứng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đến từ Đan Mạch, nơi đầu tiên xuất hiện các phản ứng phụ của vaccine HPV, cho rằng cuộc điều tra EMA là "không hợp lệ", vì dựa chủ yếu vào các trường hợp được công bố, và Đan Mạch đưa ra nghiên cứu độc lập của riêng của họ trong tháng 11 năm 2015.

Hoa Kỳ khẳng định sau khi tiêm vắc xin HPV an toàn
Tại Hoa Kỳ, các quan chức y tế khẳng định rằng không có vấn đề gì với vaccine HPV cả.

"Vaccine HPV được coi là an toàn tuyệt đối," Tiến sỹ Tom Shimabukuro, Phó Giám đốc Văn phòng An toàn tiêm chủng tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho biết.

Vaccine này đã được sử dụng trong gần một thập kỷ. Lần đầu tiên, vaccine phòng 04 -bốn type HPV (Gardasil), đã được cấp phép tại Hoa Kỳ vào năm 2006, tiếp theo là vaccine phòng 02 - hai type HPV (Cervarix), được cấp phép trong năm 2009, và vaccine  phòng 09 - chín type HPV (Gardasil 9), được cấp phép trong năm 2014.

"Khoảng 79 triệu liều vaccine HPV đã được phân phối và sử dụng tại Hoa Kỳ, và không có mối liên hệ nhân quả hoặc mối liên quan nào giữa các loại vaccine HPV và hội chứng đau bất thường hoặc hoặc các rối loạn chức năng tự miễn. Điều này đã được xác định trong cả hai thử nghiệm lâm sàng trước khi cấp giấy phép và thử nghiệm về giám sát độ an toàn sau khi cấp giấy phép, được tiến hành bởi CDC", Tiến sĩ Shimabukuro nói.

"Hầu hết các phản ứng phụ xảy ra liên quan đến vaccine HPV đều ở mức độ nhẹ và tự khỏi, như đau và đỏ tại vị trí tiêm. Đôi khi, bệnh nhân có thể ngất xỉu sau khi tiêm vaccine HPV, và chuyện này cũng có thể xảy ra sau khi tiêm bất cứ loại vaccine nào khác", ông lưu ý thêm.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những câu hỏi thường gặp về HPV và tiêm phòng HPV

Ths.Bs. Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Medscape
Bình luận
Tin mới
  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

Xem thêm