Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Một số xét nghiệm về bệnh lây truyền qua đường tình dục

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể phát triển âm thầm mà không biểu hiện triệu chứng. Vì vậy nếu bạn nghĩ mình có thể mắc những bệnh này, đừng ngần ngại tìm kiếm sự trợ giúp y tế, phát hiện càng sớm thì hiệu quả điều trị bệnh càng cao.

Một số xét nghiệm về bệnh lây truyền qua đường tình dục

Theo Cơ quan về sức khỏe phụ nữ Hoa Kỳ, hàng năm có thêm 19 triệu người nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) ở Mỹ. Theo Hiệp hội Sức khỏe tình dục Mỹ, có một nửa trong số những người ở độ tuổi hoạt động tình dục gặp phải STDs trong cuộc đời của họ. Nếu không được điều trị, chúng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm:

  • Vô sinh
  • Ung thư
  • Mù lòa
  • Tổn thương các cơ quan khác

Thật không may, nhiều người không được điều trị kịp thời các bệnh STDs. Điều này một phần là do các bệnh STDs bị kỳ thị cao. Và nguyên nhân nữa là do nhiều loại STDs không có triệu chứng hoặc triệu chứng ít đặc hiệu. Khi bạn không biết mình bị nhiễm, bạn sẽ không điều trị.

Cách chính xác nhất để xác định mình có bị STDs hay không là đi khám chuyên khoa và làm các xét nghiệm đặc hiệu. 

Những ai nên xét nghiệm các bệnh lây truyền qua bệnh tình dục?

Các xét nghiệm STDs là một ý tưởng tốt cho bất cứ ai đã hoặc đang hoạt động tình dục. Và ý tưởng xét nghiệm lại đặc biệt tốt nếu:

  • Bạn cần xét nghiệm để bắt đầu một mối quan hệ mới
  • Bạn và bạn tình của bạn đang suy nghĩ về việc không sử dụng bao cao su
  • Bạn tình của bạn đã lừa dối bạn
  • Bạn có nhiều bạn tình
  • Bạn có triệu chứng nghi ngờ bạn có thể mắc một STDs

Nếu bạn đang có một mối quan hệ đôi bên lâu dài, chung thủy một vợ một chồng, và cả hai bạn đã được xét nghiệm trước hôn nhân, bạn có thể không cần xét nghiệm STDs thường xuyên. Tuy nhiên, nhiều cặp vợ chồng không kiểm tra trước hôn nhân. Có thể là một hoặc cả hai bạn đã mắc một STDs và không được chẩn đoán trong nhiều năm.

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục nên được xét nghiệm là gì?

Có nhiều STDs khác nhau cần được xét nghiệm. Hãy thảo luận với bác sỹ một cách trung thực về lịch sử tình dục của mình để có những lời khuyên đúng đắn nhất.

Những bệnh phổ biến thường được xét nghiệm bao gồm:
  • Chlamydia
  • Lậu
  • HIV (virus gây suy giảm miễn dịch ở người)
  • Viêm gan B
  • Giang mai
  • Trichomonas

Bạn cũng có thể làm xét nghiệm Herpes khi bạn có tiền sử phơi nhiễm hoặc bạn yêu cầu được kiểm tra.

Yêu cầu xét nghiệm

Đừng cho rằng bạn đang được tự động kiểm tra tất cả STDs trong những lần khám sức khỏe định kì hàng năm. Nhiều bác sỹ không thường xuyên kiểm tra STDs cho các bệnh nhân của họ. Bạn cần phải hỏi bác sĩ của bạn để được kiểm tra STD, xét nghiệm nào nên được làm và lí do tại sao.

Chăm sóc sức khỏe tình dục của bạn là không có gì phải xấu hổ. Nếu bạn quan tâm đến một bệnh nhiễm trùng đặc biệt, hãy yêu cầu được kiểm tra. Bạn càng thành thực thì càng nhận được những điều trị tốt. Các bác sỹ không thể giúp bạn mà không biết toàn bộ câu chuyện.

Bạn có thể được xét nghiệm STDs tại các phòng khám hoặc bệnh viện chuyên khoa. Một số cơ sở y tế cũng cung cấp dịch vụ xét nghiệm tại nhà cho một số STDs. Tuy nhiên, tốt nhát là bạn nên bệnh viện chuyên khoa để được khám và xét nghiệm chính xác nhất.

Những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm STDs

Điều quan trong là bạn cần thông tin cho bác sỹ các yếu tố nguy cơ của bạn. Đặc biệt bạn nên kể với bác sỹ nếu bạn hay quan hệ tình dục qua đường hậu môn. Không phải tất cả các bệnh STDs qua đường hậu môn có thể được phát hiện bằng các xét nghiệm tiêu chuẩn. Bác sĩ có thể chỉ định một Pap smear (phiến đồ) hậu môn để tầm soát ung thư trực tràng.

Bạn cũng nên nói với bác sỹ về:

  • Phương pháp bảo vệ mà bạn sử dụng khi quan hệ qua đường âm đạo, miệng và hậu môn
  • Các thuốc bạn đang uống
  • Phơi nhiễm hoặc nghi ngờ phơi nhiễm với STDs
  • Bạn hoặc bạn tình của bạn có nhiều bạn tình khác

Xét nghiệm máu và nước tiểu kiểm tra STDs

Nhiều người lo lắng các xét nghiệm kiểm tra STDs sẽ xấu hổ và khó chịu. Rất may mắn là hầu hết các xét nghiệm sử dụng mẫu máu và nước tiểu.

STDs có thể được phát hiện qua xét nghiệm máu và nước tiểu bao gồm:
  • Chlamydia
  • Lậu
  • Giang mai
  • Viêm gan
  • Herpes
  • HIV

Ở một vài trường hợp, xét nghiệm máu và nước tiểu có thể không chính xác so với các bệnh phẩm khác. Cũng có thể mất 1 tháng hoặc lâu hơn kể từ khi bị nhiễm trùng để các xét nghiệm máu có thể phát hiện được.

Những xét nghiệm khác

Thăm khám lâm sàng

Một số bệnh STDs như Herpes và mụn cóc sinh dục, thường được chẩn đoán thông qua thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm khác. Qua thăm khám có thể phát hiện được các vết lở, mục cóc và các dấu hiệu khác. Sau đó bác sỹ có thể lấy mẫu bệnh phẩm từ bất kỳ khu vực nào có vấn đề để hỗ trợ chẩn đoán.

Điều quan trọng là hãy thông báo cho bác sỹ nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào trên hoặc xung quanh bộ phận sinh dục của bạn. Đồng thời cũng nên thông báo cho bác sỹ nếu bạn có những thay đổi bất thường như đau, chảy máu... khi quan hệ tình dục.

Bệnh phẩm

Nhiều khi bác sỹ phải sử dụng bệnh phẩm âm đạo, cổ tử cung, hoặc bệnh phẩm niệu đạo để kiểm tra STDs. Bệnh phẩm âm đạo có thể lấy khi khám phụ khoa. Bệnh phẩm niệu đạo được lấy bằng lấy bông quết ở đầu dương vật. Nếu bạn có quan hệ tình dục qua đường hậu môn, phương pháp ngoáy hậu môn có thể được sử dụng để kiểm tra sự hiện diện của sinh vật gây bệnh trong trực tràng.

Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân tự lấy bệnh phẩm của họ và khi đó bạn sẽ được hướng dẫn đầy đủ cần làm những gì để lấy mẫu bệnh phẩm.

Đừng để sự bối rối ngăn chặn bạn nhận được các xét nghiệm STDs. Hãy nói chuyện với bác sỹ để được tư vấn khoa học và nhận được các xét nghiệm phù hợp.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Các triệu chứng của bệnh lây qua đường tình dục ở nữ

Bình luận
Tin mới
  • 15/04/2025

    Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày

    Ăn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

  • 15/04/2025

    Bí quyết vượt qua căng thẳng và lo lắng trong kỳ thi

    Căng thẳng trong kỳ thi là một vấn đề phổ biến mà hầu hết học sinh đều phải đối mặt. Việc chuẩn bị cho kỳ thi đòi hỏi sự tập trung cao độ, nỗ lực bền bỉ và khả năng quản lý thời gian hiệu quả. Khi áp lực quá lớn, nhiều học sinh rơi vào trạng thái lo lắng, thậm chí trầm cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập và sức khỏe tinh thần. Chính vì vậy, tìm hiểu cách giảm căng thẳng và tạo ra một môi trường học tập tích cực là điều cần thiết để có thể vượt qua giai đoạn thử thách này một cách nhẹ nhàng hơn.

  • 14/04/2025

    Chế độ ăn cải thiện chức năng phổi cho người bệnh khí phế thũng

    Việc tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng kết hợp với các biện pháp điều trị khác sẽ giúp người bệnh khí phế thũng cải thiện chức năng phổi, giảm triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống.

  • 14/04/2025

    Thiếu máu do thiếu sắt có liên quan đến tình trạng lo âu hay không?

    Lo lắng và thiếu máu chắc chắn có liên quan với nhau. Tuy nhiên, các chuyên gia không thể khẳng định chắc chắn liệu tình trạng thiếu sắt có phải do dùng thuốc chống trầm cảm hay thuốc chống lo âu hay không. Sau đây là những điều bạn nên biết để có được dinh dưỡng cần thiết trong khi đang điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần của mình.

  • 13/04/2025

    Xì hơi nặng mùi có phải vấn đề tiêu hóa?

    Xì hơi hay trung tiện là hiện tượng sinh lý tự nhiên, nhưng đôi khi gây ra những tình huống xấu hổ, nhất là khi đi kèm mùi hôi. Bạn nên làm gì để khắc phục tình trạng xì hơi nặng mùi?

  • 13/04/2025

    Ngón tay dùi trống là gì?

    Ngón tay dùi trống là tình trạng mà đầu ngón tay của bạn sưng to trông như đầu của dùi trống, tình trạng này chủ yếu là triệu chứng của một bệnh lý nào đó. Vậy ngón tay dùi trống là biểu hiện của bệnh gì và nó có nguy hiểm hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!

  • 13/04/2025

    Đau tai: Cảm lạnh hay viêm tai?

    Khi nghĩ đến chứng đau tai, điều đầu tiên bạn nghĩ đến có thể là cảnh một đứa trẻ la hét, không thể dỗ dành, khó chịu, sốt và không thể ngủ. Trong khi đau tai khá phổ biến ở trẻ em, người lớn cũng có thể bị. Nếu bạn đang tìm cách giảm đau, điều quan trọng là phải xác định xem cơn đau tai dữ dội, âm ỉ hay bỏng rát là do cảm lạnh thông thường hay viêm tai.

  • 12/04/2025

    Chế độ ăn cho người bệnh loét thực quản

    Chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong quá trình điều trị loét thực quản. Bất kể nguyên nhân gây ra các triệu chứng loét thực quản là gì, việc tuân theo chế độ ăn đặc biệt có thể giúp ích.

Xem thêm