10 nguyên nhân gây ung thư da mà bạn không ngờ đến
Tia cực tím có thể phá hủy DNA của các tế bào da, gây ra các tổn thương về gen. Những tổn thương này sẽ làm cho các tế bào da phá triển bất thường và nhân lên một cách nhanh chóng, từ đó phát triển thành các khối u ác tính.
Một số yếu tố có thể làm cho tình trạng này dễ xảy ra hơn, ví dụ như người có da sáng màu, người châu Âu da trắng sẽ có nguy cơ bị ung thư da cao hơn. Ngoài ra, những người này có khả năng cao hơn là sẽ phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, và do vậy, sẽ khó điều trị khỏi.
Dưới đây là các yếu tố nguy cơ gây ung thư da.
Tiếp xúc với quá nhiều tia cực tím
Tiếp xúc với tia cực tím trong thời gian dài hoặc tiếp xúc trong thời gian ngắn với cường độ cao đều có thể gây cháy nắng và làm tăng nguy cơ ung thư da. Thông thường, nguy cơ ung thư hắc tố sẽ tăng lên gấp đôi nếu người đó có nhiều hơn 5 lần bị cháy nắng.
Do vậy, bạn hãy thực hiện các biện pháp bảo vệ khỏi tia UV đặc biệt là nếu bạn:
Bạn càng lớn tuổi, nguy cơ ung thư da của bạn càng cao
Nguy cơ ung thư da của bạn sẽ tăng dần theo tuổi, có thể bởi vì sự tích tụ ảnh hưởng của tia cực tím trong nhiều năm. Nhưng do tỷ lệ bị ung thư da đang ngày càng cao trong vòng nhiều thập kỷ qua, nên độ tuổi trung bình mắc bệnh đang ngày càng giảm đi, ngày càng nhiều người bị ung thư da ở độ tuổi 20, 30 hơn. Ngoài ra, việc nhuộm da nâu cũng đang ngày càng phổ biến hơn, cũng góp phần làm tăng tỷ lệ ung thư da. Nhuộm da là nguyên nhân dẫn đễn hơn 419.000 ca ung thư da tại Mỹ mỗi năm. Do vậy, hãy cân nhắc đến việc nhuộm da nếu bạn đã lớn tuổi.
Nam giới dễ bị ung thư da hơn nữ giới
Mặc dù nữ giới, đặc biệt là nữ giới trẻ có tỷ lệ bị ung thư da đang tăng lên trong những thập kỷ vừa qua, nhưng nam giới vẫn có nguy cơ bị ung thư da cao hơn. Nhìn chung, nam giới sẽ có nguy cơ bị ung thư da cao hơn nữ giới. Trước 50 tuổi, nguy cơ bị ung thư da ở nữ giới là cao hơn, sau 50 tuổi, nguy cơ ung thư da ở nam giới là cao hơn. Ở tuổi 80, nguy cơ ung thư da ở nam cao hơn gấp 3 lần so với nữ giới cùng tuổi. Nguyên nhân có thể là vì nam giới ít quan tâm về ung thư da hơn nữ giới, và do vậy ít áp dụng các biện pháp bảo vệ da hơn. Một nguyên nhân khác có thể là do da của nam dày hơn, nhưng lại ít lớp mỡ ở dưới da hơn, nhiều collagen và elastin hơn do vậy sẽ nhạy cảm với tia cực tím hơn.
Phơi nhiễm với các chất hóa học
Phơi nhiễm với một lượng lớn asen, ví dụ như trong nước giếng đào tại một số vùng hoặc một lượng lớn thuốc trừ sâu sẽ làm tăng nguy cơ ung thư tế bào vảy và ung thư tế bào đáy.
Một số biện pháp điều trị sẽ làm tăng nguy cơ ung thư da
Những người xạ trị để điều trị ung thư hoặc trị liệu bằng tia cực tím để điều trị bệnh vẩy nến sẽ có nguy cơ ung thư da cao hơn. Những bệnh nhân đã từng ghép tạng và sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch cũng sẽ có nguy cơ bị ung thư da cao hơn.
Các vấn đề về da khác có thể làm tăng nguy cơ ung thư da.
Các nhà nghiên cứu đã khám phá ra mối liên quan giữa tình trạng ung thư da và sẹo do cháy nắng, mảng da đổi màu do nhiễm trùng và các loại tổn thương da khác liên quan đến tình trạng viêm da.
Virus có thể làm tăng nguy cơ ung thư da
Virus HIV có thể dẫn đến tình trạng ung thư da tế bào đáy và tế bào vảy do làm suy giảm hệ miễn dịch.
Một số type của virus HPV, đặc biệt là các typ ảnh hưởng đến vùng sinh dục, hậu môn hoặc xung quanh móng tay có thể gây ung thư da ở những khu vực này.
Hút thuốc lá
Các nhà nghiên cứu đã tìm ra mối liên quan giữa hút thuốc lá và ung thư tế bào vảy, đặc biệt là ở môi.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Ung thư da ở trẻ em
Lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp (LDL), là loại cholesterol xấu có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột qụy. Cholesterol LDL đóng vai trò quan trọng trong việc tích tụ các chất béo bên trong động mạch, có thể khiến các mạch máu bị thu hẹp theo thời gian, làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Các loại phô mai từng bị coi là thực phẩm kém lành mạnh vì hàm lượng chất béo bão hòa cao, có thể làm tăng cholesterol trong cơ thể. Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho thấy chúng cũng có thể mang tới những lợi ích nhất định.
Bệnh tiểu đường có lẽ được biết đến nhiều nhất với các triệu chứng điển hình như lượng đường trong máu cao và đi tiểu thường xuyên. Bên cạnh đó, tình trạng bệnh lý này cũng có thể dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng đến bàn chân và cẳng chân của bạn. Điều này đòi hỏi người bệnh phải biết cách chăm sóc tốt cho bàn chân của mình. Dưới đây là lý do tại sao bạn nên chăm sóc đặc biệt cho phần chi dưới nếu mắc bệnh tiểu đường và cách chăm sóc bàn chân dành cho người tiểu đường.
Bơ động vật và bơ thực vật là nguyên liệu không thể thiếu trong ẩm thực, nhất là với ngành bánh. Nó không chỉ góp phần tạo nên hương thơm đặc trưng mà còn giúp chiếc bánh thêm mềm mịn hơn. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc loại bơ nào bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe hơn?
Hệ miễn dịch là một trong những "tuyến phòng thủ" của cơ thể giúp chống lại các tác nhân bên ngoài. Hệ miễn dịch không khỏe sẽ khiến cơ thể dễ mắc nhiều bệnh. Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng tăng cường khả năng miễn dịch, điển hình là việc cung cấp 5 dưỡng chất sau.
Vitamin B12 là một vi chất quan trọng đối với cơ thể. Vì vậy, nếu thiếu loại vitamin này sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm vấn đề về lưỡi.
Xét nghiệm sàng lọc HIV sẽ kiểm tra xem bạn có bị nhiễm virus HIV hay không. Khoảng 1,2 triệu người ở Mỹ nhiễm HIV. Nhưng cứ 7 người thì có 1 người không biết tình trạng nhiễm HIV của mình. Ngoài ra, khoảng 40% số ca nhiễm mới lây lan bởi những người không biết về tình trạng HIV của mình hoặc chưa xét nghiệm.
Sau đây là những điều thú vị về khứu giác và mùi hương cơ thể của con người.