Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cho trẻ dùng kem chống nắng

Trẻ em có nên dùng kem chống nắng? Nếu có thì sử dụng như thế nào?

Cho trẻ dùng kem chống nắng

Các bậc phụ huynh thường không cho trẻ dùng kem chống nắng và đối với họ, cách tốt nhất để chống nắng đơn giản là chỉ cần che phủ kỹ và tránh để trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ khẳng định rằng khi cần thiết, bạn cần sử dụng một lượng nhỏ kem chống nắng chứa ít nhất 15 SPF (yếu tố chống nắng) cho các khu vực như mặt và mặt mu tay của trẻ sơ sinh nếu trẻ phải tiếp xúc với ánh nắng.

Khi nào bắt đầu sử dụng kem chống nắng cho trẻ?

Chúng ta thường được lưu ý rằng, không nên sử dụng kem chống nắng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, nhưng Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ hiện nay cho rằng kem chống nắng có thể an toàn khi sử dụng cho trẻ em, đặc biệt là nếu bạn chỉ sử dụng nó trên khu vực nhỏ của da của bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mà không được bảo vệ bằng quần áo. Điều này liên quan nhiều đến việc tránh những nguy hiểm của “quá liều” ánh nắng mặt trời và khiến trẻ bị cháy nắng.

Do đó, cha mẹ cần sử dụng kem chống nắng để tránh nắng khi không thể giữ trẻ ở môi trường mát mẻ và chỉ cần thoa kem lên những vùng cơ thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Những trẻ càng nhỏ nên tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp vì chúng có thể cháy nắng dễ dàng và không thể chịu được nhiệt độ cao giống như trẻ lớn hơn.

Vì vậy, mặc dù được khuyến cáo là có thể an toàn khi sử dụng kem chống nắng cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi, nhưng tốt nhất chúng ta vẫn nên giữ cho trẻ tránh khỏi ánh nắng mặt trời.

Kem chống nắng tốt nhất dành cho trẻ em

Nếu bạn sử dụng kem chống nắng, loại nào tốt nhất cho bé? Nói chung, bạn nên dùng loại kem chống nắng đảm bảo được:

  • Có chỉ số SPF ít nhất là 15
  • Cung cấp sự bảo vệ khỏi tia UVA và UVB
  • Khó bị rửa trôi bởi nước
  • Ít gây dị ứng và không có mùi thơm và dễ dàng sử dụng cho bé như gel, dạng xịt, dạng phun…

Lời khuyên an toàn về tiếp xúc với ánh nắng cho trẻ sơ sinh

Các mẹo khác để giữ cho bé an toàn trước ánh mặt trời:

  • Dùng đủ lượng kem chống nắng để bảo vệ con bạn. Hầu hết các chuyên gia đều ước tính rằng nhiều bậc cha mẹ chỉ sử dụng khoảng một nửa số lượng kem chống nắng được khuyến cáo cho trẻ, và nó sẽ cho ít tác dụng bảo vệ hơn họ nghĩ. Tuy nhiên, điều này chủ yếu áp dụng cho trẻ lớn. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hơn, chỉ cần thoa kem đủ để bảo vệ các khu vực tiếp xúc với ánh nắng.
  • Hãy chắc chắn thoa lại kem chống nắng thường xuyên và ít nhất mỗi 2 giờ, hoặc thường xuyên hơn nếu con bạn đang bơi hoặc đổ mồ hôi. Một lần nữa, điều này phần lớn áp dụng cho trẻ lớn. Nếu bạn cần phải sử dụng kem chống nắng trên trẻ nhỏ hơn, hãy đảm bảo trẻ sẽ không ở dưới ánh nắng quá 2 giờ.
  • Hãy nhớ sử dụng kem chống nắng ít nhất 30 phút trước khi trẻ tiếp xúc với anh nắng.
  • Sử dụng kem chống nắng ngay cả khi trời nhiều mây. Mây không hấp thụ tất cả các tia UV có thể gây hại cho con bạn.
  • Tránh tiếp xúc với nắng trời trong thời điểm ánh nắng mặt trời là mạnh nhất, thường là từ khoảng 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.
  • Sử dụng hình thức bảo vệ vật lý, bao gồm quần áo, mũ, quần dài và áo sơ mi dài tay, và/hoặc xe đẩy có mui, lều, ô hoặc dưới bóng cây.
  • Trẻ bú sữa mẹ nên được bổ sung vitamin D thay vì sử dụng ánh sáng mặt trời như một nguồn vitamin D.
  • Quan trọng nhất là giữ trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng, tránh khỏi ánh nắng mặt trời.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Đừng coi thường việc bôi kem chống nắng cho trẻ

Bình luận
Tin mới
  • 04/07/2025

    Tìm hiểu về các loại bệnh võng mạc

    Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.

  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

  • 02/07/2025

    Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

    Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.

  • 02/07/2025

    Tất tần tật về trà thảo mộc

    Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.

  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa điều trị chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

Xem thêm