Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

6 điều bạn cần tránh khi lựa chọn kem chống nắng

Không phải sản phẩm chống nắng nào cũng tốt cho làn da của bạn, vì vậy hãy lựa chọn một cách thông minh để tránh các vấn đề về da

6 điều bạn cần tránh khi lựa chọn kem chống nắng

1. Kem chống nắng chứa retinol hoặc vitamin A

Kem chống nắng loại này có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư ở vùng da hở. Chính phủ Canada đang cân nhắc dùng nhãn cảnh báo đối với sản phẩm chăm sóc da chứa vitamin A. Thành phần này có thể làm tăng sự nhạy cảm của da đối với mặt trời và đặc biệt nguy cơ bị cháy nắng.

2. Chỉ số SPF cao chưa chắc đã an toàn

Chỉ số SPF là phương pháp đo lường mức độ bảo vệ của sản phẩm chỉ với tia UVB chứ không phải UVA. Sản phẩm có chỉ số SPF cao có thể khiến bạn cảm thấy an toàn hơn. Tuy nhiên, khi chúng bảo vệ da bạn khỏi tia UVB trong thời gian dài giúp da không bị cháy nắng, bạn sẽ dành thời gian ngoài trời nhiều hơn. Khi đó da bạn dễ tổn thương do tia UVA – tác nhân gây nên ung thư da.

3. Kem chống nắng chứa oxybenzon

Oxybenzone là thành phần hóa học của kem chống nắng có thể thẩm thấu vào da. Vì chất này có thể xâm nhập da rất dễ dàng và thấm vào máu, nó sẽ giả làm hormon estrogen. Sau thời gian dài, điều này dẫn đến vấn đề về chức năng sinh sản và tuyến giáp, thậm chí nhiều nhà khoa học đang nghiên cứu tính độc thần kinh của chất này. Vì vậy, bạn hãy đọc nhãn sản phẩm cẩn thận để tránh chất này. Nó còn được liệt kê dưới dạng benzophenone hoặc benzophenone-3. 

4. Sản phẩm chống nắng dạng bột, dạng xịt hoặc khăn ướt

Những sản phẩm dạng đó có thể khiến bạn hít phải hóa chất không tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, khi bạn xịt hoặc dùng sản phẩm chống nắng dạng bột, thật khó để chống nắng đủ và đồng đều cho da.

Riêng chỉ số SPF chưa chắc đã đủ an toàn

5. Kem chống nắng kết hợp với đuổi côn trùng

Sự kết hợp này không cần thiết và có thể gây hại. Thuốc đuổi côn trùng, mặc dù hiệu quả, những có thể chứa hóa chất gây kích ứng. Vì vậy bạn chỉ nên bôi thuốc đuổi côn trùng một lần một ngày. Trong khi đó, kem chống nắng nên được bôi lại hai tiếng một lần. Vì vậy bạn không nên dùng sản phẩm kết hợp. Trừ khi bạn phải đi bộ đường dài ở nơi hoang dã, côn trùng thường tấn công nhiều vào bình minh hoặc hoàng hôn chứ không phải thời điểm nóng nhất trong ngày khi tia UV mạnh nhất.

6. Kem dưỡng ẩm, son dưỡng môi và mĩ phẩm có chỉ số SPF

Không nhiều sản phẩm dạng này đáp ứng đủ tiêu chuẩn bảo vệ đối với UVA và UVB. Vì vậy những tuyên bố về khả năng bảo vệ da khỏi tác hại của ánh mặt trời của những mĩ phẩm đó đôi khi chưa đúng. Bên cạnh đó, phần lớn phụ nữ dùng những sản phẩm này một lần một ngày, trong khi tác dụng bảo vệ của chúng không kéo dài hơn vài tiếng.

Nên lưu ý, kem chống nắng không phải là phương pháp bảo vệ da tối ưu nhất!

Bạn nên biết rằng, kem chống nắng chỉ là hàng rào bảo vệ thứ ba đối với ung thư da và cháy nắng, theo khuyến nghị của Viện Da liễu Hoa Kỳ và Tổ chức Y tế thế giới. Phương pháp bảo vệ da lý tưởng nhất là tìm nơi bóng râm và tránh khỏi ánh mặt trời giữa 10 giờ sáng và 4 giờ tối – là thời điểm tia UV mạnh nhất. Phương pháp thứ hai là che phủ cơ thể với mũ, áo dài tay và quần dài.

Xem thêm về bài viết Hiểu lầm và sự thật về kem chống nắng

Ngọc Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo rodaleweliness)
Bình luận
Tin mới
  • 10/06/2023

    Mệt mỏi có phải là triệu chứng của ung thư?

    Mệt mỏi có thể là triệu chứng đầu tiên của bệnh ung thư? Lúc này hay lúc khác, tất cả chúng ta đều đã trải qua sự mệt mỏi. Đối với hầu hết tất cả mọi người, mệt mỏi là cảm giác tạm thời, thường do căng thẳng, bệnh tật hoặc kiệt sức gây ra.

  • 10/06/2023

    Làm thế nào để giảm đau răng vào ban đêm?

    Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về 9 biện pháp khắc phục tại nhà để giảm đau răng vào ban đêm.

  • 10/06/2023

    Ngộ độc thực phẩm khi mang thai

    Khi mang thai, người phụ nữ có thể gặp các triệu chứng phổ biến như nôn và buồn nôn. Tuy nhiên, những triệu chứng này có thể xảy ra do ngộ độc thực phẩm. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu những triệu chứng xảy ra có phải do thực phẩm hay không? Và sau khi nhiễm bệnh, bạn cần làm gì để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

  • 09/06/2023

    Dị ứng thời tiết gây đau, ngứa mắt, cách xử lý và phòng tránh?

    Dị ứng thời tiết là bệnh lý có thể gặp quanh năm, đặc biệt là ở các thời điểm giao mùa hay khi trời chuyển lạnh. Khi bị dị ứng thời tiết, ngoài những biểu hiện như hắt hơi, ho, viêm mũi dị ứng hoặc ngứa ngáy trên da, người bệnh còn có thể bị đau, ngứa mắt. Triệu chứng đau, ngứa mắt khi dị ứng thời tiết này còn được gọi là viêm kết mạc dị ứng.

  • 09/06/2023

    Giảm rạn da bằng cách nào?

    Nghiên cứu cho biết rằng không có thành phần bí mật nào có thể chữa khỏi các vết rạn da, ít nhất là hiện tại thì chưa. Nhưng một số biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp giảm thiểu sự xuất hiện của các vết rạn da và giúp chúng mờ đi nhanh hơn.

  • 09/06/2023

    Mẹo ăn uống giúp ngăn ngừa sỏi thận

    Sỏi thận gây nhiều đau đớn cho người mắc, việc áp dụng một chế độ ăn uống hợp lý là điều rất quan trọng giúp ngăn ngừa sỏi tiếp tục hình thành và hỗ trợ điều trị hiệu quả. Sau đây là một số mẹo nhỏ trong ăn uống cho bạn.

  • 09/06/2023

    Vì sao nhiễm trùng đường tiết niệu gia tăng trong mùa Hè?

    Nhiễm trùng đường tiết niệu (nhiễm trùng đường tiểu) là một bệnh nhiễm trùng ở bất kỳ cơ quan nào trong hệ tiết niệu, gồm hai thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Thời tiết mùa Hè khiến nguy cơ nhiễm trùng tiểu tăng lên.

  • 09/06/2023

    5 thói quen có hại với "cửa sổ tâm hồn"

    Đôi mắt được xem là "cửa sổ tâm hồn", nhưng một số thói quen nhỏ hàng ngày của bạn lại có thể gây hại đến chúng. Mắt không được chăm sóc đúng cách cũng sẽ dễ gặp các bệnh lý, suy giảm thị lực.

Xem thêm