Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hiểu lầm và sự thật về kem chống nắng

Theo Nhóm Công tác môi trường Mỹ (Environmental Working Group – EWG), các nhà sản xuất đang tiếp tục làm người tiêu dùng hiểu lầm về tác dụng bảo vệ của kem chống nắng khỏi ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, bạn đừng vội hoang mang mà hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu đã nhé.

Hiểu lầm và sự thật về kem chống nắng

Việc hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và dùng kem chống nắng là vô cùng quan trọng vì có rất nhiều bằng chứng cho thấy cháy nắng và tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời có thể dẫn đến ung thư da. Một nghiên cứu xuất bản năm 2014 trên tạp chí Cancer Epidemiology, Biomarkers & Prevention chỉ ra rằng, phụ nữ có tổng thời gian bị cháy nắng là 5 giờ trong độ tuổi từ 15-20 tuổi sẽ tăng 80% nguy cơ bị ung thư tế bào hắc tố da.

Để bảo vệ làn da của bạn, chắc hẳn ai cũng biết đến việc dùng kem chống nắng có chỉ số SPF để bảo vệ da khỏi những tổn thương do sự phá hủy của ánh nắng mặt trời. Để cung cấp cho các bạn các kỹ năng cũng như những thông tin cập nhật nhất về kem chống nắng, chúng tôi đã phỏng vấn một số bác sỹ da liễu hàng đầu để có thể phân biệt được những sự thật và hiểu lầm về kem chống nắng.

Dưới đây là những sự thật và hiểu lầm phổ biến nhất mà bạn nên biết: 

Hiểu lầm: Chỉ số SPF càng cao càng tốt

Sự thật: Theo Tiến sỹ Elizabeth Tanzi, một bác sỹ da liễu tại Chevy Chase, Maryland cho biết: “Có rất ít sự khác biệt về tỷ lệ ngăn chặn ánh nắng mặt trời với các chỉ số SPF 30, 50 và 100. Do vậy, nếu bạn dùng kem chống nắng có chỉ số SPF 30 nhưng dùng đúng cách, thì vẫn tốt hơn là dùng kem chống nắng có chỉ số SPF 50 mà không thoa lại kem sau mỗi 2 tiếng”.
Quy tắc để có được sự bảo vệ toàn diện nhất là: thoa khoảng 28 - 56g kem chống nắng lên tất cả các vùng da bị hở 30 phút trước khi ra ngoài và thoa lại kem sau mỗi 2 giờ.

Hiểu lầm: Đồ trang điểm có chỉ số SPF là đủ để bảo vệ bạn khỏi ánh nắng mặt trời

Sự thật: “Sử đụng đồ trang điểm có chỉ số SPF là chưa đủ để bảo vệ bạn vì đồ trang điểm thường được sử dụng không đồng đều trên da” – theo tiến sỹ David Bank, Giám đốc Trung tâm Da liễu, thẩm mỹ và phẫu thuật Laser ở Mount Kisco, New York. Hơn nữa, SPF trong đồ trang điểm chỉ có tác dụng trong vòng 2 giờ. Do vậy, bạn nên thoa kem chống nắng sau đó hãy dùng kem nền hoặc phấn phủ có chứa SPF. “Việc này sẽ tăng gấp đôi khả năng bảo vệ da của bạn” – bác sỹ Bank cho biết.

Hiểu lầm: Các thành phần trong kem chống nắng có thể gây ung thư

Sự thật: Mặc dù đây là một hiểu lầm khá phổ biến, nhưng chưa có một bằng chứng khoa học mạnh mẽ nào chứng minh rằng các thành phần trong kem chống nắng có liên quan đến ung thư, theo bác sỹ Tanzi. Tuy nhiên, có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra việc tiếp xúc quá lâu dưới ánh nắng mặt trời có liên quan đến ung thư da.
Do vậy, giải pháp của vấn đề này rất đơn giản: dùng kem chống nắng. “Không phải tất cả các loại kem chống nắng đều chứa các chất hóa học. Do vậy, nếu bạn cảm thấy lo lắng ,bạn hãy chọn các loại kem có công thức không chứa chất hóa học ví dụ như kẽm oxit hoặc titan oxit”, bác sỹ Bank cho biết.

Hiểu lầm: Bạn không cần thiết phải thoa kem chống nắng ở mọi vị trí trên cơ thể

Sự thật: Nếu bạn bỏ qua bất cứ vị trí nào, thì nguy cơ ung thư da của bạn cũng sẽ tăng lên. Theo bác sỹ Alexiades “Tôi thường thấy những nốt ruồi đáng lo ngại nhất ở vùng lòng bàn tay và lòng bàn chân. Đây là những vùng có ít sắc tố da nhất và ít bị cháy nắng. Mọi người cũng ít khi thoa kem chống nắng lên lòng bàn tay và bàn chân. Do vậy, đây trở thành 2 vị trí không được bảo vệ khỏi sự tấn công của ánh nắng mặt trời”.
Lời khuyên của bác sỹ Alexiades: Bạn nên dùng các loại kem chống nắng đắt tiền để dùng để thoa lên vùng mặt, và dùng những loại kem chống nắng rẻ tiền hơn để thoa lên cơ thể. Làm như vậy có thể đảm bảo rằng cơ thể bạn được bảo vệ toàn diện.

Hiểu lầm: Kem chống nắng dành cho trẻ em dịu nhẹ hơn

Sự thật: Kem chống nắng cho người lớn hay trẻ em thì đều có chung một hoạt chất, chúng chỉ khác nhau về mặt công thức – bác sỹ Tanzi giải thích. “Kem chống nắng của người lớn thường chú ý đến yếu tố thẩm mỹ - tính mỏng nhẹ, trong suốt và gần như vô hình. Trong khi đó, kem chống nắng cho trẻ nhỏ thường dày hơn và đục hơn một chút, vì…chẳng có đứa trẻ nào quan tâm đến vấn đề đó cả”.
Rất nhiều loại kem chống nắng cho trẻ em có công thức an toàn cho mắt để giúp trẻ không bị cay mắt. Nếu bạn thấy rằng loại kem trẻ đang dùng gây kích ứng, bạn nên chuyển sang dùng kem chống nắng loại physical sunscreen. Loại kem chống nắng này chứa nhiều hoạt chất tự nhiên như kẽm hoặc titan oxit. “Kem chống nắng loại physical sunscreen thường là lựa chọn tốt hơn cho da nhạy cảm vì không chứa các chất hóa học” – bác sỹ Tanzi cho hay.

Hiểu lầm: Kem chống nắng dạng thoa tốt hơn kem chống nắng dạng xịt

Sự thật: “Không có sự khác biệt nào đáng kể. Sự khác biệt chỉ nằm ở chỗ loại kem nào khiến bạn cảm thấy thích dùng hơn” – bác sỹ Bank cho biết. Nếu bạn thấy kem chống nắng dạng thoa khiến da bạn hơi dính thì bạn có thể thoa ít hơn. Trong trường hợp này, bạn nên lựa chọn kem chống nắng dạng xịt. “Kem chống nắng dạng xịt thường có thời gian thoa nhanh hơn, vùng tác dụng rộng hơn, và sẽ hữu ích cho bạn hơn nếu bạn đang ở ngoài bãi biển và cần thoa kem chống nắng ngay lập tức” – theo bác sỹ Alexiades.
Theo một cuộc khảo sát gần đây, rất nhiều người dùng cả 2 loại kem chống nắng dạng kem và dạng xịt một cách không hiệu quả hoặc không đồng nhất. Vì lý do này, bác sỹ Tanzi khuyên “Bạn nên đảm bảo rằng bạn dùng vừa đủ kem chống nắng. Dùng quá nhiều kem dạng xịt có thể sẽ khiến bạn bị ẩm ướt”. Nếu bạn lo ngại về việc sẽ hít phải kem dạng này, đầu tiên, bạn hãy xịt vào lòng bàn tay trước, sau đó, hãy thoa đều khắp cơ thể.

Hiểu lầm: Bạn không cần phải thoa lại kem chống nắng kháng nước

Sự thật: Theo hướng dẫn mới đây nhất của FDA, các nhà sản xuất không thể nói rằng kem chống nắng của họ kháng nước hoặc kháng mồ hôi, mà chỉ có thể được phép nói rằng, kem chống nắng của họ có khả năng kháng lại nước hoặc mồ hôi trong khoảng thời gian nhất định, thường là từ 40 đến 80 phút.
Liên Hương - Viện y học ứng dụng Việt Nam (Theo everydayhealth)
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

Xem thêm