Cách sử dụng kem chống nắng hiệu quả
Điều quan trong nhất bạn cần nhớ là: chọn lại kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên, chống nước và có giới hạn quang phổ rộng, việc này sẽ giúp bạn chống được cả tia UVB và UVA. Việc chú ý đến những thông số này sẽ giúp bạn chọn được đúng loại kem chống nắng tốt nhất cho mình.
Khi dùng kem chống nắng, bạn hãy thực hiện những lời khuyên sau đây
Hãy sử dụng kem chống nắng trước khi ra ngoài trời
Da bạn mất khoảng 15 phút để hấp thụ kem chống nắng và bảo vệ bạn khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời. Do vậy nên bôi kem chống nắng khoảng 30 phút trước khi đi ra ngoài. Nếu bạn đợi tới khí ra ngoài rồi mới sử dụng kem, da bạn sẽ chưa kịp được bảo vệ và có thể cháy nắng.
Dùng lượng vừa đủ kem chống nắng
Nhiều người lớn cần ít nhất khoảng 30 gam kem chống nắng (tương đương với lượng kem chứa đầy lòng bàn tay bạn) để phủ đều hoàn toàn nên bề mặt những vùng tiếp xúc với nắng của cơ thể. Thoa đều và mát xa nhẹ nhàng kem lên da của bạn sẽ giúp kem chống nắng được hấp thu tốt hơn.
Đừng quên thoa kem ở cổ, mặt, tai, đầu ngón chân và cẳng chân của bạn. Những vùng khó với tới như lưng bạn có thể nhờ ai đó giúp hoặc dùng kem chống nắng dạng xịt. Nếu tóc bạn quá mỏng, hãy dùng kem chống nắng cho cả da đầu, hoặc đội mũ rộng vành. Để bảo vệ môi, bạn có thể dùng tinh dầu thơm với chỉ số chống nắng ít nhất là 15.
Thoa lại kem chống nắng ít nhất 2 giờ một lần, ngay sau khi bơi hay đổ mồi hôi
Mọi người thường bị cháy nắng vì không dùng đủ lượng kem, không thoa lại kem khi dưới nắng quá lâu hoặc sử dụng phải sản phẩm hết hạn. Da của bạn chịu tác động của tia UV mỗi khi bạn ra ngoài, kể cả vào những ngày trời nhiều mây hay những ngày mùa đông. Vậy nên, dù đi bơi, đi nghỉ mát hay chỉ là đi bộ thể dục, hãy nhớ sử dụng kem chống nắng.
Kem chống nắng giúp bạn hạn chế nguy cơ ung thư da, nhưng để tìm hiểu sâu hơn nữa về những điều cần làm để phòng tránh ung thư da, hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cách chọn loại kem chống nắng phù hợp với làn da bạn
Để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, giải pháp lâu dài và cơ bản là cải thiện chất lượng bữa ăn.
Nếu lượng đường trong máu nằm trong phạm vi khuyến nghị, đó là dấu hiệu cho thấy kế hoạch quản lý và điều trị bệnh tiểu đường đang có hiệu quả tốt. Bài viết này sẽ cung cấp những hướng dẫn chung, giúp việc kiểm soát lượng đường trong máu trở nên dễ dàng.
Vi chất dinh dưỡng là thành phần không thể thiếu để phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ, đảm bảo thai nhi được phát triển tốt nhất. Bà mẹ mang thai cần lưu ý để bổ sung vi chất đúng cách.
Suy dinh dưỡng là thuật ngữ để chỉ tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, thường gặp nhất là sự thiếu hụt protein, vitamin và các chất khoáng. Hậu quả của việc cơ thể không nhận đủ chất dinh dưỡng là sự suy giảm hoạt động của các cơ quan. Điều này đặc biệt cần lưu ý ở trẻ em, nhất là vào khoảng thời gian trẻ có nhu cầu dinh dưỡng cao từ 6-24 tháng tuổi.
Bệnh đau mắt đỏ đang có xu hướng gia tăng tại một số tỉnh, thành. Đau mắt đỏ tuy xuất hiện trong thời gian ngắn nhưng do lây lan nhanh nên số người mắc bệnh tăng cao, nhất là trẻ mầm non và tiểu học.
Bạn có thể đã từng thấy những người nổi tiếng và vận động viên chuyên nghiệp có những vết tròn trên lưng do sử dụng liệu pháp giác hơi. Liệu pháp trị liệu này đã đã tồn tại được hàng thiên niên kỷ và trở nên phổ biến trong những năm gần đây
Còi xương ở trẻ nếu không được điều trị sớm sẽ gây bất lợi cho sức khỏe, hình dáng nói riêng và sự phát triển toàn diện nói chung của trẻ khi trưởng thành.
Theo các chuyên gia, canxi là chất khoáng thiết yếu rất cần cho cơ thể với số lượng đòi hỏi cao so với các loại chất khoáng khác như sắt, đồng, kẽm… Nhất là trong giai đoạn mang thai, phụ nữ cần nhiều hơn nhu cầu canxi so với bình thường để giúp cho sự phát triển của thai nhi trong bụng.