Bảo vệ trẻ khỏi ánh nắng mặt trời
Bảo vệ trẻ không bị cháy nắng cũng tức là bạn đang bảo vệ trẻ khỏi những tổn thương lâu dài về da liễu sau này do ánh nắng mặt trời gây ra. Dưới đây là những gì bạn cần biết để giúp trẻ có thể tắm nắng một cách an toàn
Có nên cho trẻ tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời không?
Trẻ sơ sinh cho đến dưới 6 tháng tuổi, tốt nhất, bạn nên tránh để trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trực tiếp, cho dù vào bất cứ mùa nào trong năm và bất cứ thời điểm nào trong ngày.
Theo khuyến nghị của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) thì khoảng thời gian mà ánh nắng mặt trời gay gắt nhất, có nhiều tia cực tím hại cho da nhất là vào khoảng từ 10 giờ sáng đến 16 giờ chiều. Do vậy, bạn nên tránh để trẻ ra ngoài vào khoảng thời gian này.
Hai khuyến cáo chính của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) để giúp trẻ dưới 6 tháng dự phòng tình trạng cháy nắng đó là tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trực tiếp và cho trẻ mặc quần áo mỏng, dài tay, đội mũ rộng vành để có thể che được cả phần cổ của trẻ. Tuy nhiên, nếu bạn không thể cho trẻ mặc quần áo dài được hoặc không có bóng râm để tránh nắng, thì bạn có thể sử dụng một lượng nhỏ kem chống nắng cho trẻ với chỉ số SPF ít nhất là 15 cho các vùng mặt và mu bàn tay của trẻ.
Do việc dùng kem chống nắng ở trẻ dưới 6 tháng nên cực kỳ hạn chế, tốt nhất, bạn nên bảo vệ trẻ bằng quần áo và mũ bảo vệ. Nếu trẻ sơ sinh có dấu hiệu cháy nắng, bạn có thể chườm lạnh lên vùng da bị ảnh hưởng của trẻ.
Trẻ trên 6 tháng, Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị những cách sau để bảo vệ trẻ khỏi ánh nắng mặt trời:
Dấu hiệu và triệu chứng của cháy nắng
Dấu hiệu về mặt thể chất của những vết cháy nắng nhỏ ở mọi lứa tuổi bao gồm:
Trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ chưa biết nói, sẽ không thể nói cho bạn biết chúng cảm thấy khó chịu như thế nào khi bị cháy nắng, do vậy, bạn có thể sẽ thấy trẻ quấy khóc nhiều hơn bình thường.
Điều trị cháy nắng ở trẻ nhỏ
Bất cứ khi nào trẻ ra ngoài chơi cũng tức là trẻ sẽ phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Theo Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), một vết cháy nắng sẽ chỉ xuất hiện sau 6-12 tiếng kể từ khi tiếp xúc với ánh nắng. Bạn nên kiểm tra các dấu hiệu ngoài da của tình trạng cháy nắng, đặc biệt là khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Bạn có thể tắm cho trẻ trong nước mát hoặc chườm mát cho trẻ để làm giảm nhiệt độ của da. Việc làm này cũng có thể có tác dụng giảm đau. Không nên dùng đá lạnh để chườm cho trẻ vì sẽ làm tăng thêm cảm giác nóng rát của trẻ. Bác sỹ có thể sẽ khuyên bạn bôi kem dưỡng ẩm hoặc thuốc mỡ hoặc các sản phẩm khác có chứa nha đam vào vết cháy nắng của trẻ.
Nếu bạn nhận thấy rằng trẻ bị đau, bạn có thể sử dụng paracetamol để giảm đau cho trẻ. Nhưng, hãy đảm bảo rằng, bạn đã hỏi ý kiến bác sỹ về việc này và dùng đúng liều cho trẻ (dựa vào tuổi và cân nặng của trẻ).
Khi nào cần đưa trẻ tới bác sỹ?
Đau và khó chịu do cháy nắng thường sẽ biến mất trong vài ngày. Cảm giác sẽ khó chịu nhất trong vòng 24 giờ đầu tiên. Tuy nhiên, bạn nên gọi cho bác sỹ ngay nếu trẻ có các triệu chứng sau:
Các dấu hiệu trên có thể cho thấy trẻ đã bị các biến chứng của cháy nắng, do vậy, bạn nên đưa trẻ đi khám ngay lập tức.
Cháy nắng nghiêm trọng có thể gây tổn thương da và có thể được điều trị như một tình trạng bỏng nặng. Trong những trường hợp rất nghiêm trọng, trẻ có thể sẽ phải nhập viện. Bác sỹ có thể sẽ kê đơn kháng sinh hoặc áp dụng các biện pháp điều trị khác để ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng tại các vết phồng rộp.
Cháy nắng nghiêm trọng có thể liên quan đến mất nước và sốc nhiệt – thêm những lý do khác để bạn đưa trẻ đi khám ngay lập tức. Dấu hiệu có thể bao gồm:
Cháy nắng không phải vấn đề duy nhất
Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, chúng ta thường chỉ lo về vấn đề cháy nắng. Tuy nhiên, với trẻ em, da trẻ có thể bị tổn thương mà chưa cần bị cháy nắng. Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời theo thời gian sẽ dẫn đến ung thư da, xuất hiện nếp nhăn trước tuổi, đốm đồi mồi và làn da không tươi trẻ khi trẻ lớn lên.
Mặc dù nghe thì có vẻ đó không phải là những vấn đề nên lo ngại ở trẻ nhỏ, nhưng nếu bạn không bảo vệ được trẻ khỏi ánh nắng mặt trời ngay từ khi còn nhỏ, thì rất có thể sẽ dẫn đến những thói quen xấu của trẻ sau này.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Dùng phấn rôm cho trẻ: An toàn hay Nguy hại?
Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.
Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.
Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.