Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Khắc phục cháy nắng bằng những phương thuốc tại gia

Những phương thuốc tại gia sẽ giúp làn da bị cháy nắng của bạn lành lại trong khi làm dịu cơn đau và giảm viêm.

Khắc phục cháy nắng bằng những phương thuốc tại gia

Cháy nắng hay bỏng nắng là kết quả của việc làn da của bạn tiếp xúc lâu với ánh nắng mà mặt trời mà không có sự bảo hộ từ áo quần, mũ nón, kem chống nắng… Cháy nắng khiến bạn cảm thấy đau rát trên làn da và khó chịu.

Trước khi tìm đến bác sỹ để điều trị, hãy thử những phương thuốc tại gia dưới đây để khắc phục tình trạng cháy nắng của bạn.

Ngâm mình trong yến mạch

Loại thực phẩm hay dùng để ăn sáng này có thể làm dịu da và làm giảm viêm do vậy có thể khiến làn da bị cháy nắng mềm mại lại một cách tự nhiên.

Để khiến yến mạch trở thành phương thuốc chữa cháy nắng thật đơn giản: ngâm một túi vải có chứa yến mạch vào nước mát trong bồn tắm hoặc chậu tắm, sau đó ngâm mình trong vòng từ 15 đến 20 phút và để da khô tự nhiên. Không nên dùng khăn để lau khô và sạch yến mạch dính trên cơ thể bạn.

Ngâm mình với bột baking soda

Bicarbonate của soda giúp làm dịu chứng viêm da, giảm ngứa, và giúp điều trị cháy nắng. Hòa một nắm bột baking soda vào nước mát và ngâm mình trong 20 phút.

Hoặc ngâm mình trong nước tắm có pha 2-4 cốc bột yến mạch, 1 cốc soda và 1 cốc sữa cô đặc. Cả ba thành phần này đều chống lại chứng viêm và hỗ trợ giảm cháy nắng. Bạn sẽ thấy làn da bỏng rát dịu lại rất nhiều.

Thử sử dụng dấm trắng

Dấm trắng có chứa axit axetic, một thành phần của aspirin có thể giúp làm giảm đau, ngứa, và viêm do cháy nắng. Ngâm khăn giấy trong giấm và trải lên những phần da có cảm giác rát bỏng do cháy nắng, để chúng tự khô đi.

Ngoài ra, bạn có thể đổ một ly dấm trắng vào nước mát và ngâm mình trong 20 phút khiến làn da dịu lại rõ rệt.

Làm dịu cơn đau bằng trà xanh

Các nghiên cứu cho thấy các hợp chất chống oxy hoá của trà xanh giúp ngăn ngừa cháy nắng và ung thư da khi bạn thoa nó lên da hoặc uống thường xuyên. Dù trà xanh không hoạt động như một chất chống nắng, nhưng nó có thể bảo vệ da chống lại chứng viêm do tia tử ngoại của mặt trời gây ra.

Cách tốt nhất để giảm những cơn đau do cháy nắng là hãy thử nhâm nhi một cốc trà xanh. Sau đó, hãy pha một cốc thứ hai, để nguội và dùng bông tẩm nước trà xanh thoa lên vùng da bị cháy nắng. Với vùng da mặt hoặc cánh tay, sử dụng bột matcha trà xanh hòa loãng với sữa chua như một thứ mặt nạ sẽ khiến da dịu trở lại.

 Ngoài ra, tắm hoặc ngâm mình trong nước mát của trà xanh cũng khiến làn da của bạn dịu mát rất nhiều. 

Dầu oải hương (lavender)

Trộn 1 thìa tinh dầu oải hương tinh khiết vào khoảng 60ml nước trong chai phun sương. Lắc và xịt nhẹ lên phần da bị cháy nắng thường xuyên khi cần thiết.

Hoặc thử trộn 1 thìa dầu oải hương với 4 thìa canh gel lô hội, 1 thìa canh giấm táo, 2 viên vitamin E sẽ cho bạn một loại gel làm dịu đau, giảm viêm và chống các bệnh nhiễm trùng.

Thoa sữa chua trắng lên da

Các men và probiotics trong sữa chua trắng không vị giúp chữa lành cháy nắng một cách tự nhiên. Thoa sữa chua trực tiếp vào các khu vực bị bỏng nắng và để yên trong ít nhất 5 phút. Khi cơn đau giảm, nhẹ nhàng rửa sạch bằng nước mát.

Sữa đặc không đường

Đổ một chút chút sữa đặc không đường lạnh lên vải sạch và thoa lên vùng da bị cháy nắng. Nó sẽ cung cấp một lớp protein cũng như độ ẩm, cho phép da tự chữa lành.

Uống nhiều nước

Da bị cháy nắng có nghĩa là da mất nước. Uống nhiều nước sẽ bổ sung nước cho làn da và giúp chữa lành vết thương.

Sử dụng lô hội

Lô hội là siêu anh hùng cho việc điều trị cháy nắng. Lô hội giúp chữa vết bỏng ở mức độ  2 nhanh hơn ba ngày so với những người được điều trị bỏng theo phương pháp truyền thống bằng bạc sulfadiazine. Lô hội chứa các glycoprotein làm tăng tốc độ chữa bệnh bằng cách ngăn chặn cơn đau và viêm.

Bên cạnh đó, lô hội có chứa các hợp chất giữ ẩm da, kích thích sự phát triển và tự chữa lành của da. Các khoáng chất trong gel lô hội cũng giúp làm dịu ngứa.

Bạn có thể thoa gel lô hội lên vùng da bị cháy nắng làm dịu đi những rát bỏng do ánh nắng mang lại. Đòng thời, lô hội cũng có thể làm dịu các tình trạng kích ứng da khác, bao gồm cả mụn, nhứa, nổi mẩn.

Vitamin E và C

Vitamin sẽ không làm cho giảm đau đớn do cháy nắng gây ra nhưng sẽ giúp cơ thể tự chữa lành nhanh hơn.

Uống 2.000 miligam vitamin C và 1.000 IU vitamin E trong 8 ngày có thể giúp bạn chữa lành vết nám da và có khả năng làm giảm khả năng phát triển bệnh ung thư da trong tương lai. Vitamin C và E là chất chống oxy hoá giúp làm trung hòa các gốc tự do được tạo ra bởi ánh nắng mặt trời, bảo vệ bạn khỏi những tổn thương da lâu dài, và chúng cũng sẽ giúp chữa khỏi và làm lành lại da của bạn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thực phẩm chống cháy nắng

Ths.Bs. Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Đau đầu có nên uống trà?

    Khi bị stress, đau nhức đầu, nhiều người tìm tới thức uống giúp giải tỏa mệt mỏi như trà. Tuy nhiên, liệu trà nhiều caffeine và tannin có giúp giảm đau đầu hiệu quả?

  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

Xem thêm