Bác sĩ da liễu gợi ý 3 cách nhanh nhất loại bỏ vết cháy nắng
Tuy nhiên, 3 cách dưới đây sẽ giúp bạn nhanh chóng giảm đau và loại bỏ những vết cháy nắng để tiếp tục các cuộc vui.
Khi đi ra ngoài trời vào mùa hè, một điều quan trọng mà bạn nên ghi nhớ đó là thoa kem chống nắng đầy đủ và sử dụng thường xuyên (khoảng hai tiếng/một lần). Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu để tự chọn ra loại kem chống nắng phù hợp nhất với làn da của mình.
Tuy nhiên, điều này cũng rất dễ bị mọi người sơ ý lãng quên. Đặc biệt là khi những tháng hè bắt đầu và ai cũng háo hức khi được thoát khỏi trường học và công sở để chạy tới các bãi biển đầy nắng.
Kết quả là mỗi năm, làn da của hàng triệu người đã bị cháy nắng do những tổn thương từ tia cực tím trong ánh nắng mặt trời đem tới.
Những vết cháy nắng thường gây đau đớn và có thể kéo dài trong hơn một tuần. Trong cơn tuyệt vọng, nhiều người đã cố gắng thử nhiều cách khác nhau miễn là có thể giảm được cơn đau do cháy nắng gây ra.
Tuy nhiên, làm theo lời của các chuyên gia vẫn là tốt nhất. Erin Gilbert, bác sĩ da liễu được chứng nhận bởi hội đồng y khoa của thành phố New York (Mỹ), vừa đưa ra một số lời khuyên về những điều nên làm và không nên làm khi bị cháy nắng.
"Nếu bạn bị cháy nắng, bạn sẽ định làm gì và đâu là điều tốt nhất mà bạn nên làm?", bác sĩ Gilbert cho biết, "Điều đầu tiên mà bạn cần làm là tránh xa khỏi ánh nắng mặt trời càng nhiều, càng tốt. Nếu không, bạn sẽ phải chịu đau đớn thêm một tuần nữa".
Nguyên nhân là vì lớp bảo vệ tự nhiên trên làn da của bạn đã bị tổn hại và đang cần thời gian để tự hồi phục. Nếu bạn để làn da tiếp tục phải tiếp xúc với tia cực tím, điều này có thể gây tổn hại DNA và phá hủy tế bào da, làm trầm trọng hơn vết thương và sự đau đớn của bạn. Không chỉ vậy, các vết cháy nắng còn có thể làm tăng nguy cơ ung thư da nếu DNA của các tế bào bị tổn thương quá nhiều.
Dưới đây là ba cách đơn giản có thể thực hiện ở nhà được bác sĩ Gilbert đưa ra để giúp bạn nhanh chóng giảm đau và loại bỏ những vết cháy nắng trên cơ thể.
"Bạn có thể đặt một chiếc khăn mềm vào tủ lạnh và ngâm nó trong sữa. Sau đó, bạn có thể dùng nó để xoa lên những khu vực da bị cháy nắng", bác sĩ Gilbert nói, "Hơi lạnh từ chiếc khăn sẽ làm dịu đi vết cháy nắng. Ngoài ra, sữa có chứa acid lactic, một chất có khả năng loại bỏ những lớp tế bào chết. Vì vậy, nếu da bạn bị phồng rộp, điều này có thể giúp vết cháy nắng trông tốt hơn và phục hồi nhanh hơn".
Ngoài ra, bác sĩ Gilbert còn cho biết là những sản phẩm có chứa chất chiết xuất từ lá cây lô hội cũng rất hữu hiệu trong việc làm dịu đi vết cháy nắng. Tuy nhiên, bạn cần đọc kĩ hướng dẫn sử dụng để chắc chắn là không có thành phần nào trong sản phẩm có thể khiến tình trạng của bạn trở nên tồi tệ hơn.
"Một số loại gel trên thị trường có chứa lidocaine và benzocaine", bác sĩ Gilbert cho biết, "Những chất này có thể tạm thời giúp bạn giảm cơn đau do vết cháy nắng gây ra. Tuy nhiên, ngay sau đó, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và có một dáng vẻ còn tồn tệ hơn là khi bị đau vì cháy nắng. Tôi không hề thích những sản phẩm như vậy".
Cách cuối cùng được bác sĩ Gilbert đưa ra đó là bạn có thể dùng các loại thuốc chống viêm để giảm cơn đau do cháy nắng gây ra.
"Bạn có thể uống aspirin hoặc các loại thuốc chống viêm thông thường khác. Nguyên nhân là vì cháy nắng khiến cho làn da của bạn sẽ bị viêm", bác sĩ Gilbert cho biết, "Vết cháy nắng sẽ sưng phồng, tấy đỏ và gây đau đớn. Khi đó, bạn có thể dùng bất cứ loại thuốc chống viêm nào. Motrin, Tylenol hay aspirin đều sẽ có tác dụng rõ rệt. Điều này sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc hạn chế những cơn đau".
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.