Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Điều gì thực sự đã xảy ra khi chúng ta bị cháy nắng?

Một trong những lý do chúng ta phải tránh ra ngoài trong những ngày nắng nóng là "đen da" và "cháy nắng". Nhưng chính xác thì điều gì sẽ xảy ra trên làn da của chúng ta?

"Cháy nắng" là một cụm từ chúng ta thường xuyên được nghe trong những ngày thời tiết nóng như đổ lửa. Nghe nhiều, nhưng cũng chẳng ai dám coi thường, vì chỉ cần cháy nắng một lần thôi bạn sẽ hiểu cảm giác là như thế nào.

Nhưng bạn có hay, sự thực là quá trình cháy nắng "vi diệu" hơn bạn tưởng rất nhiều. Nó không đơn thuần là chuyện bạn bị "bỏng nắng", mà trái lại, Mặt trời hoàn toàn không liên quan đến chuyện "cháy" của bạn đâu.

Nghe lạ đúng không? Hãy thử tìm hiểu xem sao.

Sự thực là quá trình cháy nắng "vi diệu" hơn bạn tưởng rất nhiều.

Mặt trời nguy hiểm, nhưng không phải là thủ phạm khiến bạn cháy nắng

Đúng vậy đó! Mặt trời vừa là thứ duy trì sự sống, vừa là một tác nhân rất nguy hiểm. Tuy nhiên nếu về vấn đề cháy nắng, Mặt trời không phải là thủ phạm trực tiếp, mà chính là cơ thể của bạn.

Để hiểu được vấn đề này, trước tiên chúng ta cần biết rằng trong ánh Mặt trời có chứa tới 3 loại tia tử ngoại: UVA, UVB, và UVC.
Trong đó, chỉ UVA và UVB có khả năng chạm đến chúng ta. UVC là loại tia có bước sóng ngắn nhất cùng năng lượng tàn phá mạnh nhất, nhưng may mắn đã bị tầng Ozone nuốt trọn.

Giờ đến lượt cơ thể. Trên da của chúng ta có tồn tại các phân tử mang tênmelanin - hắc tố. Chất này có khả năng hấp thụ ánh sáng với dải quang phổ rất rộng.

Khi tiếp xúc nhiều với nắng, melanin sẽ hấp thụ tia UVA trước khi nó gây tổn hại đến các tế bào da của bạn. Càng nhiều nắng, melanin sản sinh ra càng nhiều, và đây cũng là lý do làn da của bạn đen đi.

Chỉ UVA và UVB có khả năng chạm đến chúng ta.

Nhưng chỉ mình melanin là không đủ. Khi tiếp xúc với UVB có cường độ mạnh hơn, melanin trong cơ thể sản sinh ra quá nhiều, khiến nó tự kích hoạt một chế độ khác của cơ thể, mang tên Apoptosis.

Đây được gọi là chế độ chết rụng tế bào - có tác dụng loại bỏ những tế bào da quá dư thừa, không cần thiết. Và khi có quá nhiều tế bào tự diệt, hệ miễn dịch của cơ thể bắt đầu can thiệp, gây nên phản ứng "cháy nắng".

Những vệt cháy nắng thường có màu đỏ do máu dồn lên vết thương. Đồng thời, da chết sẽ tróc ra từng mảng khi vết thương lành.

Sau khi cháy nắng, máu sẽ được dồn lên những khu vực này nhằm tăng tốc độ hồi phục, khiến chúng thường có màu đỏ. Đôi lúc, quá trình tự diệt này nghiêm trọng đến nỗi có thể khiến làn da của bạn bị bỏng nặng, và thậm chí là gây ung thư da.

Tiếp xúc với Mặt trời bao lâu thì... ung thư? Và phải làm gì để chống lại tác hại từ Mặt trời

Thứ đáng sợ nhất của cháy nắng là làm tăng nguy cơ ung thư. Nhưng câu hỏi ở đây là: Cháy nắng bao lâu thì có thể bị ung thư?

Theo như một nghiên cứu của Hiệp hội nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ, nếu bị cháy nắng tới 5 lần trước 20 tuổi sẽ làm tăng nguy cơ ung thư da lên tới 80%.

Thứ đáng sợ nhất của cháy nắng là làm tăng nguy cơ ung thư.

Để ngăn tác hại từ Mặt trời, cách tốt nhất bạn có thể làm là hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng kem chống nắng. Bởi trong kem chống nắng có một số chất như Benzophenone, có tác dụng hấp thụ tia UV, thậm chí là phản xạ lại nó.

Theo Trí Thức Trẻ
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

Xem thêm