Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tiểu đường thai kỳ

Hầu hết phụ nữ phát hiện mình mắc tiểu đường thai kỳ sau khi xét nghiệm ở tuần 24 và 28. Sau khi biết mắc tiểu đường thai kỳ, thai phụ sẽ phải thay đổi một số cách ăn uống và luyện tập để kiểm soát được lượng đường trong máu.

Tiểu đường thai kỳ

Hầu hết phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ đều sinh con khỏe mạnh. Nếu giữ đường huyết trong khoảng an toàn, mẹ bầu vẫn có thể sinh con khỏe mạnh như khi không mắc tiểu đường thai kỳ.

Phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ vẫn có thể sinh con khỏe mạnh nếu kiểm soát đường huyết tốt. (Ảnh minh họa)

Đôi khi mẹ hoặc con gặp vấn đề sức khỏe vì đường huyết cao. Những vấn đề đó bao gồm:

  • Tăng huyết áp ở người mẹ do tiền sản giật
  • Trẻ lớn quá nhanh. Nếu trẻ đang lớn (thai nhi) hấp thụ quá nhiều đường, lượng đường có thể biến thành chất béo, khiến em bé lớn hơn bình thường. Một trẻ to có thể bị chấn thương trong khi sinh tự nhiên và có thể cần sinh mổ.
  • Sau khi chào đời, lượng đường của trẻ có thể hạ xuống quá thấp, và có thể trẻ cần bổ sung đường.
  • Trẻ cũng có thể mắc một số bệnh sau sinh, bao gồm hạ canxi máu, mức độ bilirubin cao, và quá nhiều hồng cầu. May mắn thay, các bệnh này có thể chữa đươcj nếu được phát hện sớm ngay sau khi sinh.

Hầu hết, tiểu đường thai kỳ sẽ biến mất sau khi trẻ ra đời. Nhưng nếu đã bị tiểu đường thai kỳ, người phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh lại trong lần mang thai sau và mắc tiểu đường type 2 trong vòng 5 năm kể từ khi sinh con .

Nguy cơ mắc bệnh 

Phụ nữ sẽ có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ nếu:

  • Từng mắc tiểu đường thai kỳ trong những lần mang thai trước đó
  • Sinh con nặng hơn 4kg
  • Có bố mẹ hoặc anh/chị em ruột mắc tiểu đường type 2
  • Béo phì (chỉ số BMI là 30 hoặc hơn)
  • Có tiền sử mắc bệnh tiền tiểu đường.

Nên làm gì?

Tiểu đường thai kỳ thường xảy ra khi tới 3 tháng cuối thai kỳ. Bác sĩ thường kiểm tra bệnh trong tuần thứ 24 đến 28. Để phát hiện, tại bệnh viện, thai phụ sẽ được tiến hành nghiệm pháp tăng đường huyết, trong đó, sẽ đo lượng đường trong máu sau khi thai phụ uống một cốc nước đường pha sẵn.

Hãy liên hệ với bác sỹ để được hướng dẫn duy trì đường huyết ổn định khi mang thai. Phụ thuộc vào kết quả kiểm tra mà thai phụ cần thay đổi chế độ ăn uống hay dùng thuốc. Khi đã kiểm soát được huyết áp, trẻ sẽ ít nguy cơ mắc tiểu đường, cân nặng khi sinh cao  hay những vấn đề về sức khỏe khác.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Béo bụng có thể dẫn tới nguy cơ tiểu đường thai kỳ

Ths.Bs. Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 27/07/2024

    Ảo giác và chóng mặt trong bệnh đa xơ cứng

    Bệnh đa xơ cứng (MS) là một bệnh miễn dịch mãn tính ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Một số người có thể bị ảo giác, choáng váng hoặc chóng mặt.

  • 27/07/2024

    9 lời khuyên vàng khi chăm sóc da cho bé

    Trẻ nhỏ có làn da rất mềm mại và mỏng manh. Vì vậy, các bé có thể gặp phải nhiều vấn đề và bệnh lý về da. Cùng tham khảo một vài gợi ý cũng như lời khuyên hữu ích dưới đây để chăm sóc và bảo vệ làn da nhạy cảm của em bé nhà bạn.

  • 26/07/2024

    Hiện tượng co giật cơ có thể là dấu hiệu bạn đang thiếu chất

    Hầu hết mọi người đều trải qua tình trạng co giật cơ ở bắp thịt trên tay, chân, vai, mi mắt, lưng, cơ mặt một vài lần trong đời. Biểu hiện này có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu một số vitamin, khoáng chất thiết yếu.

  • 26/07/2024

    Cách làm màu thực phẩm tự nhiên

    Màu thực phẩm tự nhiên là một cách tuyệt vời để thêm màu sắc vào công thức nấu ăn bằng cách sử dụng các nguyên liệu đã có sẵn trong tủ đựng thức ăn, giá đựng gia vị hoặc rau củ trong nhà. Màu thực phẩm tự nhiên được coi là sự thay thế lành mạnh hơn cho màu thực phẩm nhân tạo vì nó có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật và không chứa các hóa chất độc hại mà màu nhân tạo có thể có.

  • 26/07/2024

    6 bài tập cải thiện cơ bắp toàn thân không cần dụng cụ

    Sử dụng chính trọng lượng cơ thể mình, bạn có thể rèn luyện cơ bắp toàn thân với 6 bài tập thể dục không cần có thêm dụng cụ hỗ trợ.

  • 26/07/2024

    Tổng kết Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà"

    Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà" do Trung tâm Đào tạo Y học ứng dụng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam phối hợp cùng Công ty cổ phần Tập đoàn Vesta-B Việt Nam tổ chức từ ngày 12 - 13/6/ đã kết thúc tốt đẹp

  • 26/07/2024

    Lý do khiến cân nặng của bạn thay đổi trong ngày

    Cân nặng của chúng ta khi cân vào buổi sáng sẽ không giống với khi cân vào buổi tối. Vậy đâu mới là cân nặng chính xác của chúng ta? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 26/07/2024

    5 mẹo đơn giản để ngủ nhanh và ngon hơn

    Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn có một ngày mới tràn đầy năng lượng và làm việc hiệu quả hơn.

Xem thêm