Bệnh đau xương phát triển ảnh hưởng đến chiều cao như thế nào?
Đau xương phát triển được đặc trưng bởi tình trạng:
Đau xương phát triển ảnh hưởng đến khoảng 25% đến 40% trẻ em sau 3 tuổi hoặc có thể ở cả tuổi dậy thì. Nhìn chung, tình trạng này thường rõ nhất trong hai giai đoạn: trẻ nhỏ từ 3 đến 5 tuổi và trẻ lớn từ 8 đến 12 tuổi- là những giai đoạn tiền đề cho sự phát triển chiều cao.
Đau xương phát triển có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là quá trình trẻ phát triển nhanh nhưng lại thiếu hụt dưỡng chất dẫn đến phần chịu nhiều lực của chân hoặc đầu xương tay chân xung huyết, gây ra đau đau nhức mỏi tay, chân.
Ngoài các nguyên nhân nêu trên, với trẻ thừa cân, béo phì thì trọng lượng quá lớn so với sức chịu đựng còn non yếu của hệ cơ xương khớp sẽ khiến trẻ thường kêu đau mỏi xương khớp nhất là khớp gối, vùng thắt lưng.
Đau xương phát triển là dấu hiệu thường gặp ở trẻ, báo động tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, không đáp ứng được nhu cầu phát triển rất nhanh của hệ xương. Vì vậy bên cạnh những biện pháp hạn chế nô đùa quá sức, xoa bóp chườm để giảm đau thì bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và kịp thời là yếu tố điều trị quan trọng nhất.
Trẻ ở độ tuổi đau xương phát triển (3-5 tuổi và 8-12 tuổi) cần được ăn uống đầy đủ cân đối 4 nhóm thực phẩm (tinh bột, protein, lipid và chất xơ) đồng thời chú trọng vào những thực phẩm được bổ sung phối hợp vitamin K2 + canxi + vitamin D để tăng hiệu quả hấp thu canxi vào xương. Sữa, cá kho nhừ, tôm, cua, rau lá xanh là những thực phẩm giàu canxi. Vitamin K2 có trong những thực phẩm lên men như món natto Nhật Bản hoặc có trong gan động vật.
Ngoài ra có những sản phẩm sữa hoặc thực phẩm chức năng được bổ sung combo cả 3 vi chất vitamin K2, canxi, vitamin D, rất tiện dụng để sử dụng cho trẻ. Nếu bạn đang phân vân lựa chọn một sản phẩm bổ sung bộ ba vi chất vitamin K2, canxi, vitamin D thì sản phẩm thực phẩm bổ sung sữa uống dinh dưỡng “LiF KUN - Cao lớn” với công thức độc quyền phát triển bởi Viện Y học ứng dụng Việt Nam là một lựa chọn phù hợp dành cho bạn.
Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?
Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.