Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách đọc nhãn thành phần trên bao bì thực phẩm

Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng là chìa khóa để có một sức khỏe tốt. Vì vậy việc biết được thành phần có trong thực phẩm mà bạn mua ngoài cửa hàng hay siêu thị là vô cùng quan trọng.

Cách đọc nhãn thành phần trên bao bì thực phẩm

Hầu hết các công ty sản xuất thực phẩm đều được yêu cầu phải cung cấp thông tin về thành phần có trong sản phẩm bằng nhãn thành phần dinh dưỡng in trên bao ngoài của sản phẩm.

Sau đây là những hướng dẫn giúp bạn hiểu được những thông tin in trên các nhãn này:

Phần ăn (Serving Size)

Phần ăn hay suất ăn cho bạn biết bạn nên ăn số lượng thực phẩm này là bao nhiêu và  có bao nhiêu suất ăn như vậy cho bạn trong sản phẩm này. Và lượng calo hay tất cả các thành phần dinh dưỡng khác đều được tính cho 1 suất ăn chứ không phải cho cả gói sản phẩm. Ví dụ như, một hộp súp chứa 2 suất ăn, và bạn ăn cả hộp súp đó, nghĩa là bạn đã ăn lượng calo hay lượng chất dinh dưỡng khác gấp đôi con số được in trên nhãn thành phần.

Calo (Calories)

Bổ sung quá nhiều calo có thể dẫn đến thừa cân và béo phì, khiến cho cơ thể có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch, cao huyết áp hay bệnh tiểu đường. Ngược lại, ăn thức ăn chứa ít calo sẽ giúp bạn kiểm soát được cân nặng của bản thân. Theo Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kì (FDA), ăn 40 calo trong 1 suất ăn được coi là thấp, 100 calo là vừa phải và trên 400 calo là cao.

Thành phần dinh dưỡng (Nutrients)

Chất dinh dưỡng là những thành phần cần thiết cho cơ thể của trẻ phát triển khỏe mạnh cũng như cho cơ thể người lớn hoạt động và làm việc hiệu quả. Rất nhiều người thường có xu hướng ăn nhiều một số loại chất mà thiếu hụt một số chất khác. Trên nhãn thành phần dinh dưỡng, những loại chất dinh dưỡng được liệt kê đầu tiên là những loại mà chúng ta nên ăn ít hơn, bao gồm: Chất béo, chất béo bão hòa, chất béo loại trans, cholesterol và Natri. Những loại tiếp theo là những loại mà chúng ta nên ăn nhiều hơn. Chúng bao gồm: chất xơ, vitamin, canxi và sắt.

Chú thích

Những thông tin sau dấu sao (*) trên nhãn được gọi là phần chú thích. Những thông tin như “Tỉ lệ phần trăn giá trị hàng ngày dựa trên chế độ ăn 2000 calo” là những thông tin bắt buộc phải có trên nhãn sản phẩm. Những thông tin còn lại trong phần chú thích có thể không có trong một số loại bao bì nếu nhãn của chúng quá nhỏ. Nhưng nếu có thì chúng sẽ giống nhưng các loại nhãn khác. Đó là bởi vì các sản phẩm đều đưa ra khuyến nghị về dinh dưỡng cho người tiêu dùng dựa trên cơ sở lượng calo cần cung cấp trong 1 ngày. Điều này không phải riêng cho bát cứ sản phẩm nào.

Những con số trong “Giá trị dinh dưỡng hàng ngày’ của mỗi chất dnh dưỡng đều dựa trên tổng số calo bạn cần của ngày. Chất béo toàn phần, chất béo bão hòa, cholesterol hay Natri là những chất bạn nên ăn hàng ngày. Tuy nhiên bạn nên ăn ít hơn lượng ghi trên bao bì, hoặc nếu không hãy cố gắng không ăn nhiều hơn lượng này.

Mặc khác, giá trị dinh dưỡng hàng ngày của chất xơ in trên bao bì là lượng tối thiểu bạn cần có cho một chế độ ăn cân bằng. Vì vậy bạn nên ăn chất xơ với lượng tối thiểu này. Giá trị của đường cũng là giá trị khuyên bạn nên bổ sung để có một chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng. Giá trị này phụ thuộc rất nhiều vào lượng chất béo và protein bạn ăn vào trong ngày. Và lời khuyên cho mọi người là nên ăn càng gần lượng đường khuyến nghị càng tốt.

Lưu ý đến chế độ ăn uống

Hãy tự làm giảm nguy cơ mắc ung thư và những vấn đề về sức khỏe khác bằng việc ăn bổ sung rau quả và chất xơ, ăn ít thịt đỏ, ít chất cồn, đường, chất béo và ít calo hơn. 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cách lựa chọn, bảo quản, chế biến thực phẩm tối ưu

CTV. Phạm Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Cancer
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

Xem thêm