Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những tổn thương thường gặp do tác động của công nghệ hiện đại

Công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ, mang lại nhiều lợi ích đối với đời sống hiện đại nhưng cũng đem đến những nguy cơ không nhỏ đối với sức khỏe.

Sử dụng smartphone, máy tính bảng, laptop, máy ảnh và các thiết bị kỹ thuật cao thường xuyên, liên tục sẽ khiến bạn gặp nhiều những khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe, gây nên một số căn bệnh. Hãy xem những tác động xấu thường gặp nhất nhé.

Khuỷu tay của người Selfie

Selfie là việc tìm góc tốt nhất dành cho khuôn mặt để có 1 bức ảnh tuyệt hảo, chứ không dành cho xương khớp: với cánh tay giữ nguyên trước mặt và khuỷu tay chịu lực ở góc độ rất bất tiện, với thời gian kéo dài từ 10 đến 15 giây một lần – “không phải là một tư thế thích hợp và tốt cho xương khớp của bạn, đặc biệt là khuỷu tay, cẳng tay và cố tay ”, Bác sĩ Szeto, thuộc Đại học Y khoa Texas, Mỹ, cho biết.

Vấn đề: Chụp hàng loạt ảnh selfie thường xuyên có thể tạo áp lực đến một số cơ cẳng tay và các dây chằng ở cẳng tay, khớp khuỷu. Khi bạn dùng các cơ đó quá mức, những vết rách siêu vi hình thành xung quanh vị trí nó liên kết với khớp khuỷu từ đó gây viêm khớp khuỷu. “Đó cũng chính là những cơ bị ảnh hưởng trong chứng ‘khuỷu tay quần vợt’”, theo Bác sĩ Szeto.

Khắc phục: Hạn chế selfie để cơ tay và khớp khuỷu của bạn có thể nghỉ ngơi đầy đủ. Thay thế 2 tay khi cầm máy ảnh, hoặc dùng gậy chụp ảnh Selfie, hoặc tốt nhất là có thể nhờ bạn bè chụp ảnh hộ.

Đau ngón tay cái hoặc ngón trỏ

Khi bạn mải miết trả lời tin nhắn, chat, chơi Candy Crush, hoặc chỉ đang lướt mạng xã hội, bạn có thể vô tình gây nên chấn thương quá độ bằng việc lặp đi lặp lại động tác trượt, bấm của ngón tay cái.

Vấn đề:  Cuộn, lướt, gõ chữ - ngón tay cái của bạn dường như làm nhiều việc hơn mức cho phép và lại giữ ở cùng 1 tư thế của ngón tay cái trên điện thoại hoặc laptop. Di chuyển ngón cái lặp đi lặp lại cùng một động tác có thể gây viêm dây chằng ngón tay cái và bạn thường thấy đau mỏi ngón cái sau khi dùng liên tục hàng giờ điện thoại, máy tính bảng. Bác sỹ Szeto lưu ý rằng điều này cũng có thể xảy ra ở dây chằng ngón trỏ, thường được dùng để gõ chữ trên máy tính bảng hoặc điện thoại.

Khắc phục: Nghỉ ngơi vài phút một lần để thư giãn ngón tay cái và ngón trỏ, giúp ngăn ngừa hoạt động quá mức. Thử thay thế ngón khác để gõ chữ.   

Cổ của người dùng máy tính bảng

Bất kì thiết bị di động cầm tay nào có thể gây nên các vấn đề trong tư thế, nhưng thật khó để cầm chiếc máy tính bảng theo tư thế sinh lý thông thường của cột sống cổ. 

Vấn đề: Phần lớn mọi người cầm máy tính bảng quá thấp, để lên trên đùi hoặc dựa vào đùi, hoặc để trên bàn thấp. Khi cúi nhìn xuống vào màn hình máy tính bảng, cơ cổ phải làm việc quá thời gian để nâng đỡ đầu, gia tăng thêm nhiều áp lực đến các đốt sống cổ. Khi tình trạng này xảy ra thường xuyên và trong thời gian dài, cột sống cổ của bạn thường xuyên đau mỏi và từng bước thoái hóa.

Khắc phục: Nếu bạn đang xem một video hãy đặt máy tính bảng trên bàn ngang tầm mắt. Nếu bạn đang gõ chữ, thử sử dụng thiết bị giống như sử dụng một máy tính cá nhân, chẳng hạn như sử dụng bàn phím và đặt màn hình trên bàn ngang tầm mắt. Và cứ vài phút nghỉ ngơi một lần, dời mắt khỏi màn hình máy tính bảng, để cho các ngón tay nghỉ ngơi trong khoảng 15 đến 30 giây.

 
Cổ của người xem TV

Bạn có thể gây áp lực đến vùng cổ khi đang xem chương trình TV hoặc bộ phim ưa thích.

Vấn đề: Khi xem TV, cổ của bạn bị kéo ra quá mức về phái trước, tức là bị “gập ở một tư thế khó chịu.” Từ việc làm căng cơ cổ, bạn có thể đối mặt với chứng đau cổ và thoái hóa cột sống cổ. 

Khắc phục: Tốt hơn là di chuyển TV đến vị trí lý tưởng đối với sinh lý cơ thể và cột sống cổ. Bạn nên luôn đặt TV ngang tầm mắt, ngồi xem tại vị trí có thể nhìn thẳng vào. Theo đó, cổ và cột sống sẽ ở “tư thế trung tính”- VD, bạn sẽ không phải nâng hoặc xoay cổ để nhìn màn hình. Khi xem phim tại rạp, đừng nên chọn những hàng ghế đầu trong rạp chiếu phim.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 5 tác hại đáng sợ của việc sử dụng smartphone

NgọcDung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Yahoo.com
Bình luận
Tin mới
  • 16/06/2025

    5 động tác tăng cơ chỉ trong 20 phút

    Để tăng cơ thường cần có chế độ ăn uống và kế hoạch tập luyện phù hợp, lâu dài. Tuy nhiên với chuỗi bài tập 20 phút dưới đây, bạn có thể tăng cơ bắp hiệu quả.

  • 16/06/2025

    Phụ huynh "đồng hành" cùng con mùa thi: Bí quyết giảm áp lực và tăng động lực

    Mùa thi luôn là thời điểm thử thách không chỉ đối với các thí sinh mà còn đối với phụ huynh. Khi kỳ thi chuyển cấp hay thi tốt nghiệp THPT đến gần, không khí gia đình thường trở nên căng thẳng, với những kỳ vọng lớn lao đặt lên vai các em học sinh.

  • 15/06/2025

    BMI: Liệu có còn là thước đo sức khỏe đáng tin cậy?

    Trong những thập kỷ gần đây, việc sử dụng BMI đã bị giám sát chặt chẽ vì phân loại sai những người có nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan đến béo phì mà không tính đến các yếu tố quan trọng khác, chẳng hạn như bao nhiêu phần trăm trọng lượng của họ đến từ cơ và mỡ của họ nằm ở đâu.

  • 14/06/2025

    Uống quá nhiều nước có hại không?

    Tất cả các tế bào trong cơ thể chúng ta đều cần nước để hoạt động tốt. Mất nước gây ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều nước dẫn đến dư thừa nước cũng gây hậu quả nghiêm trọng.

  • 14/06/2025

    Hiến máu cứu người: Hành động ý nghĩa và nhân văn

    Máu là nguồn sống quý giá, là món quà vô giá mà con người có thể trao tặng lẫn nhau để duy trì sự sống. Trong những tình huống khẩn cấp như tai nạn, phẫu thuật hay điều trị các bệnh lý nghiêm trọng, việc tiếp cận nguồn máu an toàn là yếu tố quyết định giữa sự sống và cái chết.

  • 13/06/2025

    6 cách ăn cam giúp giảm cân nên thử

    Nhiều người thích ăn cam nhưng e ngại lượng đường trong cam ảnh hưởng đến quá trình giảm cân. Tìm hiểu cách ăn cam giúp no lâu và kiểm soát đường huyết hiệu quả.

  • 13/06/2025

    Những điều cần biết về nhóm máu và truyền máu: Kiến thức quan trọng cho sức khỏe cộng đồng

    Máu là nguồn sống quý giá, đóng vai trò không thể thay thế trong việc duy trì sự sống và điều trị nhiều bệnh lý nguy hiểm. Từ những phát hiện mang tính cách mạng của Karl Landsteiner vào đầu thế kỷ 20 về nhóm máu cho đến các tiến bộ y học hiện đại trong lĩnh vực truyền máu, con người đã không ngừng khám phá và hoàn thiện kiến thức về lĩnh vực này.

  • 12/06/2025

    Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em trong mùa hè

    Mùa hè là thời điểm các em nhỏ được nghỉ ngơi, vui chơi sau một năm học tập căng thẳng. Đây cũng là dịp để các gia đình tổ chức những chuyến đi chơi, hoạt động ngoại khóa, hay đơn giản là để trẻ tự do khám phá thế giới xung quanh. Tuy nhiên, cùng với niềm vui ấy là nỗi lo lắng của các bậc phụ huynh về tai nạn trẻ em mùa hè, một vấn đề có xu hướng gia tăng đáng kể trong giai đoạn này.

Xem thêm