Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tránh nguy cơ mắc bệnh từ điện thoại di động

Các nhà khoa học cho biết một sự thật có thể khiến bạn phải giật mình: số lượng vi khuẩn tìm thấy trên điện thoại di động cao gấp 10 lần so với nhà vệ sinh.

Tránh nguy cơ mắc bệnh từ điện thoại di động

Thế kỷ 21, bạn chỉ cần chạm nhẹ ngón tay lên màn hình cảm ứng, cả thế giới có thể đọc được những gì bạn muốn chia sẻ. Chúng ta tìm điện thoại kiểm tra tin nhắn facebook khi mới thức dậy, đọc một vài tin tức mới lúc ăn sang, gửi một vài email ở nơi làm việc hay tranh thủ trả lời điện thoại khi đang đi vệ sinh…

Các nhà khoa học cho biết một sự thật có thể khiến bạn phải giật mình: số lượng vi khuẩn tìm thấy trên điện thoại di động cao gấp 10 lần so với nhà vệ sinh! Theo các nghiên cứu tại Hoa Kỳ có trung bình 17.000 vi khuẩn được tìm thấy trên điện thoại của một học sinh trung học phổ thông. Số lượng khổng lồ vi khuẩn.

Với tần suất sử dụng lớn bạn sẽ làm gì để vệ sinh điện thoại cũng như phòng tránh nguy cơ bệnh tật từ chiếc điện thoại thân yêu? 

Thủ phạm gây mất vệ sinh điện thoại

Thực tế, bàn tay của con người chính là thủ phạm lớn nhất làm bẩn điện thoại. Theo một cuộc khảo sát của Deloitte, trung bình người Mỹ kiểm tra điện thoại của họ khoảng 47 lần trong ngày. Quá trình này tạo ra rất nhiều cơ hội để các vi sinh vật di chuyển từ ngón tay của bạn đến cư trú ở điện thoại.

Emily Martin cho biết: "Vì mọi người luôn luôn mang theo điện thoại di động của họ ngay cả trong những tình huống mà họ cần rửa tay trước khi làm bất cứ điều gì”. Một nghiên cứu gần đây đã phát hiện hơn 17.000 vi khuẩn trên điện thoại của học sinh trung học phổ thông. Các nhà khoa học thuộc Đại học Arizona đã phát hiện ra rằng trên điện thoại di động có nhiều vi khuẩn gấp 10 lần so với nhà vệ sinh..

Luôn luôn có một số lượng lớn vi khuẩn cư ngụ trên da của chúng ta, hầu hết chúng đều không gây ảnh hưởng tiêu cực nào đến sức khỏe con người. Khi sử dụng điện thoại để soạn tin nhắn hay gửi email các vi khuẩn sẽ phát tán sang điện thoại của bạn. Theo Martin, hầu hết các sinh vật tìm thấy trên điện thoại đều không gây bệnh cho bạn.

Nhưng bạn vẫn có nguy cơ bị lây nhiễm các vi khuẩn gây bệnh từ chính điện thoại của mình. Theo Susan Whittier, giám đốc viện nghiên cứu vi sinh học lâm sàng tại New York-Presbyterian cho biết: "Chúng tôi không sống trong một môi trường sạch vô trùng, vì vậy nếu bạn chạm tay vào bất kì một bề mặt nào đó, trên bề mặt đó có thể có rất nhiều vi khuẩn vi rus hay chất thải có nguy cơ gây hại cho bạn”. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra các mầm bệnh trên điện thoại di động, bao gồm liên cầu khuẩn (Streptococcus), tụ cầu vàng (MRSA) và thậm chí là E. coli. Bạn có lẽ sẽ không muốn để cho chúng xâm nhập vào trong cơ thể và chiến đấu với hệ miễn dịch của mình. Vi khuẩn và virus cũng có thể lan truyền qua điện thoại nếu một người bị viêm họng do Streptococcus hoặc bị cúm và ho sử dụng điện thoại trước khi đưa nó cho những người xung quanh.

Những biện pháp đơn giản để bảo vệ sức khỏe

Bạn chỉ cần áp dụng một số biện pháp tương đối đơn giản để bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như tránh lây bệnh cho người khác qua chiếc điện thoại. Một trong những nơi tồi tệ nhất để sử dụng điện thoại là trong nhà tắm và nhà vệ sinh, Martin và Whittier cho biết sử dụng điện thoại ở những nơi nhu nhà tắm và nhà vệ sinh làm cho chúng có nguy cơ cao bị nhiễm E.coli. Hãy xây dựng thói quen không sử dụng điện thoại trong nhà tắm nhà vệ sinh cũng như những nơi ô nhiễm khác. 

Bạn có thể áp dụng một số cách sau để vệ sinh điện thoại. Nhiều người chỉ cần vệ sinh điện thoại bằng cách lau điện thoại với một miếng vải sợi nhỏ mềm, cách này sẽ loại bỏ được khá nhiều vi trùng. Nếu muốn điện thoại sạch hơn bạn có thể sử dụng hỗn hợp gồm 60% nước và 40% cồn isopropyl (rubbing alcohol) có bán tại các hiệu thuốc. Trộn hỗn hợp này với nhau, và sau đó nhúng một miếng vải vào dung dịch rồi lau nhẹ nó trên điện thoại của bạn. Hãy vệ sinh điện thoại vài lần mỗi tháng. Whittier cũng khuyên bạn hãy tránh xa các loại chất lỏng hoặc chất tẩy rửa dạng phun bởi vì chúng có thể làm hỏng thiết bị điện tử của bạn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thời điểm thích hợp để trẻ dùng điện thoại di động

Bs. Nguyễn Thế Võ - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Health
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

Xem thêm