10 bí quyết để thực phẩm tươi ngon mà vẫn giữ được chất dinh dưỡng
Ngày nay, các sản phẩm rau quả được chuyển đi từ các trang trại đến tận nhà chúng ta, sau đó, được lưu giữ trong tủ lạnh trong khoảng một vài ngày tới vài tuần rồi mới được đem ra nấu nướng để ăn. Nhưng sự thật là, một khi đã được thu hoạch, rau sẽ ngay lập tức bắt đầu quá trình mất đi các giá trị dinh dưỡng.
Theo một nghiên cứu năm 2010, rau tươi có thể mất khoảng 45% giá trị dinh dưỡng trong khoảng thời gian từ khi thu hoạch đến khi được bày lên kệ tại các siêu thị/cửa hàng. Thêm một khoảng thời gian từ khi bạn mua rau về nhà cho đến khi trở thành món ăn được bày lên bàn, thực tế, bạn tiêu thụ chỉ dưới 1/3 giá trị dinh dưỡng của món ăn.
Dưới đây là một số mẹo nhỏ để có thể lưu giữ được nhiều chất dinh dưỡng nhất có thể trong trái cây và rau xanh.
1. Không rửa ngay lập tức
Trong đa số các trường hợp, việc rửa sẽ kích thích sự hư hỏng và làm tăng nhanh quá trình hình thành nấm mốc. Do vậy, bạn chỉ nên rửa rau và trái cây ngay trước khi ăn mà không nên rửa rồi bỏ vào tủ lạnh, vài ngày sau mới ăn. Rửa sẽ loại bỏ các lớp bảo vệ bên ngoài, làm rau và trái cây chín nhanh hơn, đặc biệt là các loại quả thuộc họ dâu.
2. Đóng gói nhẹ nhàng và tách riêng từng loại
Bạn càng để rau gần với các loại thực phẩm khác trong tủ lạnh, rau sẽ càng héo và thối nhanh hơn. Trái cây được bảo quản cùng một chỗ sẽ chín sớm và làm hỏng các loại rau xung quanh. Đặc biệt là táo, có thể biến các loại rau lá xanh thành lá màu nâu.
Tách riêng trái cây và rau, bảo quản ở những ngăn khác nhau của tủ lạnh và không đóng gói quá chặt. Loại bỏ các loại dây buộc hoặc dây cao su mà người bán hàng dùng để buộc rau và gói rau nhẹ nhàng bằng giấy, túi nhựa, túi vải, hoặc đồ đựng làm bằng thủy tinh. Chú ý rằng, cà chua sẽ được lưu giữ tốt nhất trong môi trường tự nhiên. Bảo quan cà chua trong túi nhựa sẽ làm cà chua chín và thối nhanh hơn. Tránh lưu giữ rau quả trong các loại túi quá kín vì chúng sẽ bị “chết ngạt” và tăng tốc độ thối/hư hỏng.
Đa số các loại rau đều được bảo quản tốt nhất trong ngăn đựng rau của tủ lạnh. Tỏi, hành, hẹ, khoai tây, khoai lang và bí đỏ sẽ được bảo quản tốt nhất trong môi trường mát và tối.
3. Mua rau quả từ người địa phương
Đa số chúng ta đều biết điều này, nhưng đây là một lời nhắc nhở tốt. Mua rau quả trực tiếp từ người dân địa phương sẽ giảm thời gian vận chuyển và thời gian bảo quản, do đó, sẽ giúp bạn giữ được nhiều chất dinh dưỡng hơn. Một số nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng, đồ ăn mua từ các chợ của những người nông dân thường có giá rẻ hơn so với việc mua từ các siêu thị ở vùng lân cận.
4. Mua rau quả ở các kệ phía trước, không phải phía sau
Các nhà nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ muốn tìm hiểu xem, nên mua rau bina ở những kệ hàng phía trước, nơi tiếp xúc với nhiều ánh sáng hơn hay nên mua ở những kệ hàng phía sau – nơi có nhiều bóng tối hơn. Họ trồng 2 loại rau trong khoảng 2 tháng, thu hoạch và bảo quản chúng, sau đó đo lượng chất dinh dưỡng còn lại trong rau.
Kết quả cho thấy, trong vòng 24 giờ tiếp xúc với ánh sáng tại các quầy bán hoa quả, rau được đựng ở các kệ phía trước có giá trị dinh dưỡng cao hơn cùng loại rau đó, nhưng được để ở các kệ phía sau. Một số chất dinh dưỡng thiết yếu, như folate, cao hơn một cách đáng kể (cao hơn 9 lần) ở kệ rau tiếp xúc nhiều với ánh sáng. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy hàm lượng lutein, beta – carotene và vitamin K cao hơn.
5. Nếu bạn không định ăn ngay, hãy mua hoa quả đông lạnh
Theo một nghiên cứu tại Viện Thực phẩm Hoa Kỳ, đậu đỗ tươi có thể mất đến khoảng 45% lượng dinh dưỡng, bông cải xanh và bông cải trắng có thể mất khoảng 25%, và cà rốt có thể mất khoảng 10% giá trị dinh dưỡng. Nghĩa là, đậu đỗ đông lạnh có thể chứa lượng vitamin C nhiều hơn đậu đỗ tươi khoảng 30% và đậu xanh đông lạnh có thể chứa nhiều hơn đậu xanh tươi khoảng 45% giá trị dinh dưỡng.
Một nghiên cứu khác xuất bản năm 2007 trên tạp chí the Journal of the Science of Food and Agriculture cũng đã xác nhận điều này. Các nhà nghiên cứu cho rằng, việc mất đi các chất dinh dưỡng từ các loại rau quả tươi sống trong quá trình bảo quản và nấu nướng có thể sẽ nhiều hơn những gì chúng ta vẫn nghĩ. Phụ thuộc vào từng loại mặt hàng, quá trình đóng hộp và quá trình đông lạnh có thể sẽ giúp giữ lại được nhiều giá trị dinh dưỡng hơn.
Do vậy, nếu bạn không có ý định ăn ngay những loại trái cây và rau xanh mà mình sắp mua và có định bỏ vào tủ lạnh vài ngày rồi mới ăn, thì tốt nhất, bạn nên mua rau quả đông lạnh.
6. Mua rau quả non
Nhìn chung, rau quả non sẽ có nhiều chất dinh dưỡng hơn rau quả đã già. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lá rau khi còn non sẽ có nhiều hoạt chất sinh học và có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao hơn các loại lá già. Điều này cũng đúng với các loại rau như cải xoăn, cải đắng và cải rổ.
7. Bảo quản nguyên vẹn
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu bạn cắt trái cây và rau quả, sau đó bảo quản chúng, thì trái cây và rau quả sẽ mất đi từ 10-25% lượng chất chống oxy hóa, như vitamin C và carotenoid trong khoảng 5-6 ngày, do chúng tiếp xúc với khí oxy.
Tương tự, tránh cắt các loại rau vì làm như vậy sẽ làm giải phóng ra các chất kích thích quá trình hư hỏng và thối. Việc cắt rau cho vào túi và bảo quản trong tủ lạnh có vẻ rất thuận tiện, nhưng làm như vậy, bạn đã vô tình làm mất đi các chất dinh dưỡng và thậm chí là đã kích thích quá trình xuống cấp của thực phẩm. Tốt nhất, bạn nên đợi và chỉ cắt rau quả ngay trước khi ăn.
8. Mua nấm được tiếp xúc với ánh sáng
9. Suy nghĩ kỹ trước khi nấu
Quá trình nấu có thể phá hủy các carotenoid có tác dụng chống oxy hóa như beta- carotene, lycopene, và lutein. Luộc sẽ làm các chất này dễ hòa tan vào nước hơn và nấu chín quá kỹ (dưới bất cứ hình thức nào) cũng làm mất đi các chất dinh dưỡng do các tế bào bị phá hủy.
Để giữ được nhiều chất dinh dưỡng nhất có thể, hấp, xào hoặc rán qua và đậy chặt vung nồi khi có thể. Nhìn chung, các chất dinh dưỡng sẽ được giữ lại nhiều hơn nếu thực phẩm ít được tiếp xúc với nước, thời gian nấu chín ngắn và ít tiếp xúc với nhiệt. Nấu trái cây và rau xanh khi còn nguyên vỏ. Không nên rửa các loại hạt quá kỹ, ví dụ như vo gạo kỹ, trừ khi hướng dẫn sử dụng viết như vậy. Rửa/vo quá kỹ có thể làm mất đi khoảng 25% lượng vitamin B1.
10. Uống nước ép trái cây ngay lập tức.
Việc ép lạnh nước trái cây sẽ giữ lại được nhiều chất dinh dưỡng hơn là xay sinh tố.
Bạn đã thử bất cứ cách nào trong các cách trên đây ở nhà hay chưa? Hoặc bạn có cách nào khác để giữ trái cây và rau tươi ngon mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng không? Hãy cùng chia sẻ với chúng tôi nhé!
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết:Tủ lạnh và bảo quản thực phẩm an toàn
Ts. Bs Phan Bích Nga
Viện Dinh dưỡng
Sữa non hay colostrum là loại sữa được lấy từ sữa mẹ và động vật có vú trong 72 giờ đầu sau sinh. Sữa non colostrum có màu vàng, ở dạng kết dính và là nguồn dinh dưỡng, kháng thể dồi dào.
Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về dị ứng gia vị và các triệu chứng của chúng. Bài viết cũng giải thích cách để chẩn đoán và những gì bạn có thể làm để điều trị và ngăn ngừa các phản ứng của dị ứng gia vị.
Khi bạn bị táo bón, cơ thể bạn không loại bỏ kịp thời các chất thải. Và điều đó làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng. Các biến chứng thường xảy ra ở ruột già, hậu môn.
Những người bị hôi chân phải vật lộn hàng ngày với nỗi xấu hổ vì đôi chân có mùi, đặc biệt là khi cởi giày ở nơi công cộng hay cửa hàng giày dép. Vậy làm cách nào để khắc phục tình trạng hôi chân hiệu quả?
Dậy thì sớm là khi cơ thể trẻ em bắt đầu thay đổi thành cơ thể người lớn quá sớm. Dậy thì sớm được coi la ở thời điểm trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai. Nguyên nhân gây dậy thì sớm thường không rõ ràng. Một số nguyên nhân xảy ra bao gồm nhiễm trùng, các vấn đề về hormone, khối u, vấn đề liên quan đến não hoặc chấn thương dẫn đến dậy thì sớm.
Nghiên cứu theo dõi quá trình giảm cân kéo dài 25 tháng cho thấy, chế độ ăn kiêng giàu protein và chất xơ giúp giảm cân hiệu quả và an toàn.
Chế độ ăn uống đủ chất xơ giúp giữ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đồng thời hỗ trợ ổn định đường huyết và giảm nguy cơ ung thư. Một vài dấu hiệu sau cảnh báo bạn đang thiếu chất xơ.
Một nghiên cứu mới đây cho thấy, căng thẳng quá cao trong công việc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ, một vấn đề về nhịp tim nguy hiểm.