Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nhận biết thực phẩm không lành mạnh và thực phẩm thay thế

Chế độ ăn hiện đại có rất nhiều thực phẩm không lành mạnh cho sức khỏe có chứa rất ít dưỡng chất, thừa các chất độc hại như dầu mỡ, muối và đường tinh luyện, chất béo dạng trans và hương vị tổng hợp

Thông thường các thực phẩm xấu này được gọi là thực phẩm rác (junk food). Thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh (burger, đồ chiên rán), nước ngọt, cookies, khoai tây rán và các thanh kẹo sô cô la được coi là thực phẩm rác. Ảnh hưởng của  nhóm đồ ăn  này là làm tăng số người mắc béo phì nhanh chóng và là thủ phạm có liên quan đến tim mạch, tiểu đường typ 2 thậm chí là thiếu vi chất dinh dưỡng cần thiết.

Vấn đề chính ở những thực phẩm trên là chứa quá nhiều chất béo không lành mạnh, một khi cơ thể tiêu thụ những chất béo này sẽ được đốt cháy nhanh chóng và  tích trữ  quan eo và mông. Nếu tiếp tục tiêu thụ những  thực phẩm này thì nguy cơ béo phì sẽ đẩy lên rất cao cùng với đó là những căn bệnh đi kèm  như  tăng cholesterol,  các bệnh tim mạch hay thậm chí là cả tiểu đường typ 2.

Tuy nhiên việc giàu chất béo trong thực phẩm rác không phải là vấn đề duy nhất. Những thực phẩm này còn chứa rất nhiều đường tinh luyện và carbonhydrate tinh. Trên thực thế lượng đường có trong những thực phẩm này có thể đủ đáp ứng nhu cầu khuyến nghị đường trong 3 ngày dành cho một người. Chưa kể là lượng carbohydrate sẽ được chuyển háo thành đường  đơn khi vào cơ thể. Việc lạm dụng các thực phẩm này sẽ ảnh hưởng tới việc điều hòa đường huyết và nguy cơ cao dẫn tới tiểu đường.

Dưới đây là một vài loại thực phẩm rất rất nên tránh và một số thực phẩm khác có thể thay thế:

Si rô ngô

Si rô ngô có chứa một lượng lớn đường fructose hoặc sucrose. Không giống như fructose tự nhiên (chứa trong hoa quả), đường fructose này không hề tốt cho sức khỏe. Sirô ngô được sử dụng rất nhiều trong ngành công nghiệp thực phẩm để tạo ra vị ngọt.

Thông thường tuyến tụy sẽ tiết ra insulin, và khi đó đường sẽ được chuyển hóa thành năng lượng tạo ra tín hiệu tới nõa bộ thông báo chúng ta rằng bạn đã no và ngăn chặn sự thèm ăn. Nhưng nếu thường xuyên tiêu thụ các thực phẩm chứa si rô ngô thì cơ chế lại không diễn ra như vậy. Đường fructose sẽ đi trực tiếp vào gan, nơi sẽ chuyến đường này thành chất béo và tích trữ trong cơ thể. Đồng thời fructose  không  đi vào máu  dẫn đến tuyến tụy không sản xuất ra insulin thì não bộ cũng không  phát ra tín hiệu rằng bạn đã no và bạn vẫn tiếp tục ăn nhiều nhiều thêm nữa. Do vậy hãy tránh xa loại si rô này ra

Những thực phẩm chứa sirô ngô:

Nước ngọt có ga: tất cả các loại nước ngọt có ga đều có chứa khoảng hơn 50% đường fructose còn lại là glucose. Cơ thể chúng ta đơn giản là không được thiết kế là phân giải được loại đường có trong nước ngọt. Mặc dù là nguồn cung cấp nguyên liệu cho cơ thể nhưng fructose tinh  luyện lai bị chuyển thành mỡ trước khi cơ thể cần đến chúng. Cách thay thế là hãy lựa chọn nước lọc là loại nước chính của bạn, nếu cần thêm hương vị hãy cho thêm một chút hoa quả như cam, dâu vào để kích thích vị giác. Trà  xanh và cà phê cũng là những loại nước tốt để thay thế cho nước ngọt có ga.

Sốt cà chua: Phần lớn các các sốt cà chua công nghiệp đều có chứa si rô ngô. Vậy nếu muốn ăn sốt cà chua lành mạnh hãy tự làm sốt cà chua tại nhà hoặc tìm hiểu kỹ các nhãn hiệu sốt cà chua không chứa si rô ngô.

Ngũ cốc ăn sáng

Phần lớn các loại ngũ cốc ăn sáng cũng đều chứa si rô ngô, lúa mỳ và bột đậu tương do vậy ngũ cốc đóng hộp để ăn sáng dễ làm tăng lượng đường máu lên đột biến. Về lâu dài nếu tiếp tục tình trạng này thì nguy cơ mắc tiểu đường sẽ lên rất cao. Vậy thay vì sử dụng ngũ cốc ăn sáng đóng hộp thì bạn có thể thay thế bằng yến mạch, hoa quả tươi, tự làm một ly smoothies – rất lành mạnh cho sức khỏe. Thậm chí bạn có thể thay thế bằng hạt quinoa thay thế cho ngũ cốc đóng hộp

Chất béo dạng trans

Chất béo dạng trans có thể dẫn tới:

Xơ cứng động mạch:  theo thời gian chất béo dạng trans có thể tích lũy lại ở động mạch, rồi sau đó động mạch cứng lại và cuối cùng là tắng nghẽn gây ra hậu quả  đột quỵ hoặc bệnh tim mạch. Đồng thời chất béo có thể làm tăng lượng cholesterol xấu và giảm cholesterol tốt.

Béo phì: tiêu thụ nhiều chất béo dạng trans có thể gây ra béo bụng hoặc béo phì. Chất béo dạng trans cũng ảnh hưởng đến nồng độ insulin và làm tăng nguy cơ tiểu đường typ 2.

Vì vậy hãy tránh xa tất cả các loại thực phẩm có chứa chất béo dạng trans.

Crackers, chip and cookies

Các đồ ăn vặt có bán sẵn ở các cửa hàng tạp hóa và siêu thị như chip, cookies và crackers đều có chứa một lượng lớn đường, bột mỳ  tinh, chất béo dạng trans, omega 6 đã được chế biến và muôi. Kết  hợp các thành phần này với nhau quả thật là một thảm họa cho sức khỏe, gây ra bệnh tăng huyết áp, Alzheimer và tiểu đường. Thậm chí vấn đề trên có thể tồi tệ hơn khi một số nhà sản xuất còn sử dụng dầu ăn bị hydrogen hóa.

Gải pháp cho vấn đề nãy là hãy tự làm đồ ăn vặt lành mạnh cho mình. Những đồ ăn vặt lành mạnh có thể là hoa quả, các loại hạt (hạt hạnh nhân, hạt óc chó,…) hoặc muốn đổi món có thể hãy thử làm món cải xoăn nướng hoặc khoai  lang nướng.

Bỏng ngô nổ

Loại bỏng ngô nổ bằng lò vi sóng là một món ăn vặt cực kỳ phổ biến. Thực ra bỏng ngô  thì được nhưng  những chất cho thêm vào chẳng hạn như hương vị tổng hợp, chất béo dạng trans, muối và các chất hóa học như perfluoroalkyls- một chất được cho là có liên quan đến bệnh thận và suy giảm chất lượng tinh trùng.

Dầu thực vật tinh luyện

Dầu ăn như dầu đậu nành, dầu hướng dương và dầu canola là một ví dụ của dầu ăn tinh luyện. Đây đều là những loại dầu  không hề tốt cho sức khỏe. Chất béo dạng trans và dầu thực vật  mới thực sự là  thủ phạm gây ra viêm, ung thư, bệnh tim mạch và béo phì. Chất béo dạng trans không phải là chất  béo  tự nhiên mà chính thực vật nhân tạo có thể bị biến đổi do quan trình hydro hóa dưới áp lực cao và  hóa chất. Tiêu thụ nhiều dầu thực vật sẽ phá hủy cơ thể đặc biệt là các cơ quan sinh sản và phổi.

Hãy thay thế  các loại  dầu tốt hơn như dầu dừa, dầu ô liu hoặc dầu hemp.

Monosodium glutamate (MSG)

Monosodium glutamate (MSG) là thành phần chính có trong mỳ chính, bột canh, các gói gia vị có trong mỳ ăn liền hoặc thực phẩm chế biến sẵn.

Vấn đề là nhiều nhà sản xuất đã che dấu thành phần này bởi những thuật ngữ như: magnesium glutamate, sodium caseinate, men bia tự thủy phân, gelatin, calcium glutamate, glutamic acid, natrium glutamate, calcium caseinate,…. Với mục đích là làm tăng hương vị cho món ăn nhưng chúng chính là một chất đánh lừa thần kinh  vị giác. Ăn  nhiều chất này trong một thời gian dài có thể gây ra chứng loạn sản, viêm gan, các vấn đề  tiêu hóa và tăng huyết áp. Bên cạnh đó, có rất nhiều người cũng dị ứng với chất này.

Đồ ăn vặt như bim bim nhiều khi chứa rất ít bột phô mai, mà thay vào đó là MSG. Càng nhiều hương vị thì càng nhiều  MSG và hương vị tổng hợp. Hãy thay thế bằng những đồ ăn vặt lành mạnh như đã nói trên.

Để theo đuổi lối sống  lành mạnh không hề dễ dàng, bạn phải có những hiểu biết cơ bản. Nhờ có những hiểu biết mà bạn có những sự lựa chọn phù hợp và lành mạnh với sức khỏe.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Danh sách các chất phụ gia thực phẩm nên tránh

Ts.Bs.Trương Hồng Sơn và Bs.Đào Ngọc - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ Healthynewage
Bình luận
Tin mới
  • 09/09/2024

    Dấu hiệu bạn đang thiếu chất xơ và cách bổ sung an toàn

    Chế độ ăn uống đủ chất xơ giúp giữ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đồng thời hỗ trợ ổn định đường huyết và giảm nguy cơ ung thư. Một vài dấu hiệu sau cảnh báo bạn đang thiếu chất xơ.

  • 09/09/2024

    Căng thẳng quá mức trong công việc tăng nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ

    Một nghiên cứu mới đây cho thấy, căng thẳng quá cao trong công việc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ, một vấn đề về nhịp tim nguy hiểm.

  • 09/09/2024

    Cần lưu ý gì khi uống Astaxanthin để chống oxy hoá?

    Astaxanthin là một chất chống oxy hóa mạnh thuộc nhóm carotenoid, được tìm thấy tự nhiên trong một số loài tảo biển và các loại hải sản như cá hồi, tôm và tôm hùm.

  • 09/09/2024

    Sỏi mật có dễ tái phát không?

    Sỏi mật là loại sỏi hình thành trong túi mật hoặc trong hệ thống ống dẫn mật. Sỏi mật thường ít khi gây triệu chứng, nhưng trong trường hợp chúng gây triệu chứng hoặc biến chứng khó chịu, người bệnh có thể cần thực hiện phẫu thuật cắt túi mật để loại bỏ sỏi.

  • 08/09/2024

    9 nguyên nhân khiến bạn bị ngứa mắt

    Ngứa mắt là một triệu chứng thường gặp, gây cảm giác khó chịu và khiến bạn muốn dụi mắt liên tục. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?

  • 08/09/2024

    Gợi ý 6 loại đồ uống giúp giảm trào ngược acid dạ dày buổi tối

    Tình trạng trào ngược acid dạ dày buổi tối có thể gây ra các triệu chứng như ợ hơi, buồn nôn, đau họng, hơi thở có mùi… Lựa chọn các đồ uống thảo mộc giúp làm giảm tình trạng khó chịu này.

  • 08/09/2024

    Những điều cần biết về vaccine phòng sốt xuất huyết

    Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt phổ biến ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Với sự gia tăng của các ca bệnh trong những năm gần đây, việc phát triển và sử dụng vaccine phòng sốt xuất huyết đã trở thành một bước tiến quan trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh.

  • 08/09/2024

    3 cách tự nhiên giúp giảm buồn nôn

    Buồn nôn là cảm giác khó chịu, gây mệt mỏi mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Nó có thể xuất phát từ cảm giác hết sức tự nhiên khi bạn ăn thức ăn lạ, có mùi, có thể là do say tàu xe hoặc cảm lạnh và dưới đây là một số cách tự nhiên giúp bạn giảm cơn buồn nôn.

Xem thêm