Bạn cần kem chống nắng có chỉ số SPF bao nhiêu?
Phần lớn mọi người dùng không đủ kem chống nắng để đạt được chỉ số SPF ghi trên nhãn. Vì vậy, khi trên nhãn ghi SPF là 30 hoặc 50, nhiều khi bạn chỉ đạt được mức độ bảo vệ khoảng một nửa.
Để nhận được toàn phần tác dụng mà sản phẩm chống nắng đã hứa hẹn, bạn nên dùng một lượng kem chống nắng bằng một cốc rượu nhỏ cho toàn cơ thể. Bạn cần dùng lượng kem đủ để đảm bảo da được bao phủ hợp lý. Nếu bạn dự định đi biển vào mùa hè, nên mang một lọ kem chống nắng để dùng cho 2-3 ngày.
Đồng thời, bạn cũng nên dùng sản phẩm chống nắng dạng lotion thay vì dạng xịt. Thông thường dạng xịt sẽ không đáp ứng đủ chỉ số SPF như đã đề ra trên nhãn, vì vậy không có hiệu quả bảo vệ bằng kem chống nắng.
Nếu đã thoa đủ lượng kem chống nắng hợp lý thì chỉ số SPF 30 đã phù hợp cho nhu cầu của bạn. Sản phẩm SPF 30 chặn 97% tia cực tím, trong khi SPF 50 chặn 98,5%. Vì vậy chúng hơn kém nhau không nhiều về mặt này.
Chỉ số SPF càng cao, kem chống nắng càng mang lại cảm giác nhờn trên da. Hoạt chất của kem chống nắng hóa học có tính dầu cao, điều mà phần lớn mọi người không thích. Vậy nên chúng ta có thể thoa kem SPF 30 và thoa lại nếu cần. Bạn đừng quên dùng sản phẩm chống nắng cả cho môi.
Dưới đây là một số thông tin khác bạn cần biết về chống nắng hiệu quả:
Chọn loại kem chống nắng “phổ rộng”
Trong khi tia UVB là thủ phạm gây ra vết đỏ và cháy nắng, tia UVA tác động sâu hơn vào da có thể góp phần ung thư và nám, sạm da khi lão hóa.
Để được bảo vệ khỏi cả UVA và UVB, bạn cần loại kem chống nắng “phổ rộng”. Chỉ cần kiểm tra nhãn để tìm chữ “broad spectrum”.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần dùng kem chống nắng loại này ngay cả vào những ngày nhiều mây, không nắng. Mây sẽ không chặn được tia UVA, vì vậy da bạn vẫn bị tổn hại dù không cháy nắng. Không có cách nào để cảm nhận hay nhìn thấy tác động của UVA ngay tức khắc.
Cân nhắc dùng kem chống nắng vật lý
Có hai loại kem chống nắng phổ biến: kem vật lý và kem hóa học .
Kem chống nắng hóa học hấp thụ tia UV và chuyển thành dạng nhiệt tỏa ra khỏi da. Kem chống nắng vật lý chứa lượng nhỏ kim loại hoặc khoáng chất thực sự phản chiếu các tia.
Trong khi cả hai loại đều có tác dụng chống nắng, chúng có một số sự khác biệt lớn. Kem chống nắng hóa học cần một khoảng thời gian – 15 đến 30 phút – để thẩm thấu trên da và bắt đầu bảo vệ bạn khỏi tia UV. Kem chống nắng vật lý sẽ phát huy hiệu quả ngay lập tức. Da của bạn có thể bị cháy trong vòng 10 phút tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mạnh, vì vậy việc da được bảo vệ ngay lập tức sẽ giúp ích nhiều nếu bạn phải ra ngoài đột ngột.
Bôi kem lại
Đây lại là một lời khuyên nữa mà phần lớn mọi người không thực hiện. Bạn cần phải bôi lại kem chống nắng tối thiểu mỗi hai giờ để được bảo vệ đầy đủ. Tương tự, luôn bôi kem lại nếu bạn đi bơi, chảy mồ hôi hoặc vừa lau da bằng khăn.
Môi của bạn cũng cẩn bôi lại kem chống nắng. Da môi nhạy cảm hơn vùng da thông thường cũng như không có yếu tố bảo vệ khỏi tia xạ giống với da thường. Bạn cần bôi thêm sản phẩm chống nắng sau khi ăn, uống nước hoặc liếm môi.
Đôi khi, dùng kem chống nắng là chưa đủ
Kem chống nắng tốt cho sức khỏe, nhưng nếu bạn đi ra ngoài vào khoảng thời gian nắng nhất trong ngày, bạn sẽ không được bảo vệ hoàn toàn. Nếu không có việc cần thiết thì hãy tránh ánh nắng vào thời điểm này. Bạn có thể sử dụng thêm quần áo, mũ, ô hay kính râm để che chắn cơ thể.
Xem thêm thông tin về bài viết Mẹo đơn giản làm mát cơ thể vào ngày hè
Thói quen sinh hoạt ảnh hưởng lớn tới sức khỏe răng miệng. Các nha sĩ khuyến cáo một số thói quen xấu gây hại cho răng bạn nên bỏ càng sớm càng tốt.
Màu sắc răng không chỉ tạo nên nụ cười tỏa sáng, mà nó còn ảnh hưởng rất lớn đến vận mệnh và sức khỏe của mỗi người.
Sẹo lồi là tình trạng nhiều người gặp phải do quá trình chữa lành vết thương bất thường của cơ thể. Điều đáng lo ngại là sẹo lồi thường không mất đi, mà tiến triển dần theo thời gian, thay đổi dần về kích thước và màu sắc,
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc mối liên hệ giữa tiêm vắc-xin HPV và bệnh đa xơ cứng.
Thực tế vẫn có nhiều sai lầm tai hại mà nhiều cha mẹ mắc phải khi chăm sóc con bị sốt khiến cho bệnh tình của trẻ không những không được cải thiện mà còn trở nặng hơn.
Ngoài các vấn đề hô hấp, đau khớp hay da liễu, sức khỏe đường ruột cũng có thể bị ảnh hưởng bởi thời tiết lạnh. Dưới đây là một số biện pháp giúp đường ruột khỏe mạnh trong mùa Đông.
Cân nặng, tuổi tác, tỷ trọng cơ và mỡ của cơ thể chỉ quyết định 10% tốc độ trao đổi chất. Bạn có thể thúc đẩy, tăng tốc quá trình chuyển hóa năng lượng nhờ những thói quen lành mạnh hàng ngày.
Bệnh vẩy nến là một vấn đề da mạn tính gây ra các mảng da đỏ, khô, ngứa, và đóng vẩy. Khi những mảng da khô hay vẩy da không được điều trị tốt sẽ gây ngứa và bong tróc và đôi khi có thể nứt và chảy máu