Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Vai trò của thiền định đối với sức khỏe con người

Cuộc sống có thật nhiều thứ khiến chúng ta phải bận tâm suy nghĩ, nhiều khi chính những suy nghĩ ấy làm cho chúng ta mệt mỏi. Bài viết của BS. Phạm Thị Vân Ngọc sau đây sẽ giúp bạn đọc nhận ra 1 phương cách giúp cân bằng cho sức khỏe, đó là thiền định.

Khi cơ thể được di chuyển, vận động thì đó chính là bài tập giúp chúng ta mạnh khỏe hơn, nhưng ngược lại, đối với tâm trí thì việc chúng ta làm cho nó 'đứng yên' thì đó lại là cách khiến chúng ta mạnh khỏe, yêu đời và cải thiện chất lượng cuộc sống…

Chúng ta đang phải đối diện với đại dịch COVID-19, một đại dịch lớn chưa từng có trong hàng trăm năm qua. Thiệt hại mang lại do COVID thật chưa thể kể hết, từ sức khỏe thể chất, tinh thần, tài chính, mối quan hệ, xã hội từ cấp độ cá nhân, gia đình cho đến quốc gia, thế giới. COVID không chỉ gây tổn thất về mọi mặt trong đại dịch mà thời kỳ hậu COVID cũng là một vấn đề không nhỏ. Vậy chúng ta cần phải có biện pháp hỗ trợ để giảm bớt được phần nào những thiệt hại do dịch bệnh và những khó khăn trong cuộc sống đang mang nặng trên đôi vai.

Có rất nhiều cách để rèn luyện cho tâm trí, một trong những cách được áp dụng phổ biến hiện nay đó là thiền định.

1. Thiền định là gì?

Nhiều người khi nghe đến Thiền là nghĩ ngay tới việc làm của các thầy tu trên chùa, của các vị thiền sư sống trên núi … Thật vậy, từ xa xưa, cách đây hàng mấy ngàn năm, con người ta đã thực hành thiền định để mang lại sức khỏe và trí tuệ mà chủ yếu là của các thầy tu và các vị thiền sư. Trong vài chục năm gần đây, Thiền định đã và đang dần được đưa vào các hoạt động chăm sóc sức khỏe con người chính thức trong hệ thống y tế và trong cuộc sống hằng ngày.

Bắt đầu từ năm 1979, Tiến sỹ tâm lý học Jon Kabat Zinn đã đưa thiền, chánh niệm vào làm một trong những phương pháp trị liệu tinh thần cho những người bệnh mắc bệnh mạn tính, nghĩa là những người mắc bệnh trong thời gian dài và có ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, ở bệnh viện Masaachusett, Hoa Kỳ. Thực hành này đã được thiết kế thành các khóa học 8 tuần cho người bệnh, dựa trên nền tảng của thiền, yoga chánh niệm. Đến 1997, tiến sỹ Micheal Speca và Linda E.Calson đã thừa kế và phát huy chương trình của John Kabat Zinn để áp dụng cho người bệnh ung thư tại Trung tâm Ung bướu Tom Baker, Canada. Các chương trình thực hành cho người bệnh đã được chứng minh trên cơ sở khoa học, mang lại sức khỏe thể chất và tinh thần cho người bệnh.

Trong những năm gần đây, Thiền, Yoga đã được đưa vào thực hành trong các doanh nghiệp lớn trên thế giới, điển hình là Google. Nhiều doanh nhân nổi tiếng tham gia các khóa học Thiền và đưa Thiền vào thành một thực hành thường xuyên trong doanh nghiệp của mình.

Nói một cách đơn giản, Thiền là một bài thực hành dành cho tâm trí. Tâm trí của chúng ta vốn dĩ nó hay lang thang, nghĩ về quá khứ, lo cho tương lai... Mỗi ngày chúng ta có 50-70.000 suy nghĩ như vậy, nhưng rất ít khi tâm trí của chúng ta hiện diện trong thời khắc hiện tại. Chính điều đó làm cho chúng ta mệt mỏi. Thiền định giúp chúng ta hướng tâm trí vào một đối tượng và cảm nhận sự hiện diện đó trong thời khắc hiện tại, khi ấy chúng ta sẽ có cảm giác dễ chịu, thoải mái, kết nối và bình an.

Thiền là một bài thực hành dành cho tâm trí.

2. Những tác dụng của Thiền là gì?

2.1. Về mặt cơ thể

  • Thông qua việc quan sát cơ thể trong khi thiền, qua quá trình luyện tập, chúng ta sẽ có khả năng cảm nhận hơi thở và cơ thể được tốt hơn, từ đó giúp chúng ta kết nối và yêu thương chính mình. Việc đi vào kết nối với thế giới nội tâm bên trong cũng là cách giúp chúng ta phát triển sức mạnh nội lực.

  • Thiền giúp thúc đẩy quá trình sản xuất serotonin, một trong những hormone hạnh phúc của cơ thể, khiến cơ thể có tâm trạng thoải mái, vui vẻ. Thực hành thiền định vào buổi sáng sẽ giúp cơ thể bạn có được nguồn năng lượng tràn đầy cho cả ngày.

  • Thiền giúp cơ thể được nghỉ ngơi. Khi cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ, hệ thống miễn dịch được hồi phục và phát huy vai trò của nó. Thiền mỗi ngày giúp hệ miễn dịch của cơ thể được tăng cường, từ đó giúp chống lại và chữa khỏi nhiều bệnh truyền nhiễm.

  • Thiền giúp giảm huyết áp. Vì khi thiền, phần lớn bạn sẽ cảm thấy thư giãn, tĩnh tâm, giảm áp lực căng thẳng…

  • Giảm đau. Thiền giúp bạn tăng cường khả năng chấp nhận những điều bất như ý trong cuộc sống và cơ thể. Vì thế khi có cơn đau, bạn sẵn sàng hiện diện với nó, thả lỏng và bình an với nó, đó chính là chìa khóa để giảm nhẹ những đau khổ mà cơ thể bạn phải gánh chịu.

  • Thiền giúp cân bằng hoạt động cho cả hai bên não. Thông thường con người chúng ta sẽ có một bên não hoạt động nổi trội hơn, não trái thiên về logic, ra quyết định, trong khi não phải thiên về sáng tạo, tưởng tượng, ngôn ngữ … Việc Thiền định sẽ giúp chúng ta cân bằng và phát triển cả 2 bên bán cầu não.

  • Thiền định giúp làm dày phần não bình an, tĩnh lặng, thư giãn và làm teo nhỏ phần não phán xét, căng thẳng…

2.2. Về mặt tâm trí

  • Giảm căng thẳng: Đó là lợi ích đầu tiên và quan trọng nhất của thiền. Thiền giúp cho bộ não được nghỉ ngơi, giúp cho những suy nghĩ quay trở lại với hiện tại, thư giãn từ đó giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ… 

  • Thiền định giúp cho tâm trí được tĩnh lặng, tươi mới, đó là cơ sở cho việc phát triển trí tuệ.

  • Thiền giúp tăng cường khả năng tập trung. Vì thiền đưa tâm trí hướng vào một đối tượng với sự hiện diện trong thời khắc hiện tại nên hạn chế được tình trạng suy nghĩ nhiều việc cùng một lúc, tăng cường hiệu quả làm việc. Rất nhiều người thực hành thiền trước khi muốn ra một quyết định quan trọng.

Hành thiền là một quá trình kết nối với bên trong chính mình, nuôi dưỡng và chuyển hóa tâm thức.

2.3. Về mặt tinh thần

  • Hành thiền là một quá trình kết nối với bên trong chính mình, nuôi dưỡng và chuyển hóa tâm thức. Thông qua thiền tập, người hành thiền có khả năng nhận biết mọi việc đang diễn ra bên trong và xung quanh mình trong trạng thái tỉnh thức, dần dần thấy bản thân mình có thể bình tĩnh trước những tình huống khó khăn, có khả năng tập trung cao hơn từ đó nhìn nhận mọi việc sâu sắc và sáng rõ hơn.

  • Thiền định giúp kết nối bản thân với thế giới xung quanh, từ đó nhận thức được sự tồn tại của cá nhân mình là một mắt xích trong tổng thể vũ trụ cùng nhau sinh tồn này. Mình chỉ là một phần tử nhỏ trong thế giới, mình tồn tại được cũng là nhờ những mối liên hệ với thế giới bên ngoài, từ đó tránh việc hình thành tư tưởng 'mình là trung tâm của vũ trụ', giúp mình sống hài hòa hơn với thế giới xung quanh.

  • Người hành thiền luôn hiểu rõ hơn về chính mình, về vai trò của mình khi sinh ra trong cuộc đời này.

Kết quả của quá trình hành thiền không giống nhau ở mỗi người vì mỗi chúng ta là một cá thể, có các yếu tố nền tảng và môi trường thực hành, môi trường trải nghiệm khác nhau. Thiền định được xem là một phương pháp luyện tập bổ sung, áp dụng song hành với các phương pháp chữa bệnh y học cũng như chăm sóc bản thân như dinh dưỡng, thể dục thể thao, công việc, trách nhiệm, cuộc sống...

Thiền có nhiều lợi ích trong việc giảm căng thẳng tâm lý, nhưng không phải là phương pháp điều trị thay thế cho bất cứ loại bệnh tật nào. Chúng ta hành thiền để mang những giá trị của thiền vào cuộc sống, giúp cải thiện sức khỏe, nâng cao chất lượng sống,  tăng hiệu quả công việc … và giúp mỗi người chúng ta trở thành một hạt nhân tốt, làm cho thế giới này trở nên tốt đẹp hơn … Đó chính là những lợi ích lớn nhất của thiền.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Bộ đôi Yoga và Thiền giải phóng sức mạnh tâm trí trị liệu ung thư.

BS. Phạm Thị Vân Ngọc - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

  • 27/03/2024

    Triệu chứng nhiễm trùng thận

    Nhiễm trùng thận, tiết niệu thường gặp khi vi khuẩn di chuyển từ bộ phận sinh dục, bàng quang, niệu quản rồi tới thận. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng thận.

Xem thêm