Xì dầu (hay còn gọi là nước tương) có nguồn gốc từ Trung Quốc và được sử dụng trong bữa ăn của nhiều gia đình. Thành phần chính của xì dầu là đậu nành, lúa mì, muối và chất lên men.
1. Phương pháp sản xuất xì dầu
Có nhiều cách khác nhau để làm ra xì dầu, theo phương pháp truyền thống xì dầu được chế biến bằng đậu nành, lúa mì, muối và chất lên men (nấm mốc hoặc men). Sau đó, để lên men trong một thời gian dài (từ 8 tháng trở lên) và được thanh trùng trước khi đóng chai.
Nấm men không phải là nguуên liệu chính, nhưng lại là thành phần không thể thiếu tạo nên hương ᴠị đặc biệt của xì dầu.
Bên cạnh phương pháp sản xuất truyền thống, xì dầu có thể được sản xuất bằng phương pháp thủy phân axit. Cách này sử dụng đậu nành mà không có dầu, gluten lúa mì và axit clohydric. Hỗn hợp được đun nóng trong 20 - 35 giờ để phá vỡ các protein.
Một số nước sốt đậu nành là hỗn hợp của cả hai phương pháp truyền thống và quá trình thủy phân axit, mặc dù có giá thành rẻ hơn nhưng không ngon bằng phương pháp truyền thống. Vì thời gian ủ lâu hơn giúp sản phẩm có hương vị tốt hơn.
Thông thường, mỗi nhãn hiệu xì dầu được bán trên thị trường sẽ được các nhà sản xuất có công thức nấm men khác biệt, tạo nên hương vị đặc biệt của mỗi loại nước tương. Mỗi loại lại có những công thức nấm men của riêng mình, khiến cho ᴠị nước tương bạn cảm nhận được ở mỗi loại lại có chút gì đó khác biệt.
2. Xì dầu và thành phần dinh dưỡng
Một khẩu phần xì dầu 15ml (khoảng 1 muỗng canh) chứa:
10 calo
2g protein
0g chất béo
0g carbohydrate
920mg natri (38% giá trị hàng ngày)
Điều này cho thấy xì dầu có hàm lượng muối cao, cung cấp 38% lượng tiêu thụ hàng ngày được đề xuất. Trong xì dầu có một lượng tương đối cao protein và carbohydrate theo khối lượng.
Ngoài ra, các quá trình lên men, già hóa và thanh trùng dẫn đến sự kết hợp phức tạp của hơn 300 chất góp phần tạo nên mùi thơm, hương vị và màu sắc của xì dầu. Chúng bao gồm rượu, đường, axit amin như axit glutamic, cũng như axit hữu cơ như axit lactic. Lượng các chất này thay đổi đáng kể tùy thuộc vào thành phần cơ bản, chủng nấm mốc và phương pháp sản xuất.
Chính những hợp chất này trong xì dầu thường có liên quan đến những nguy cơ và lợi ích sức khỏe. Do đó, mọi người nên biết cách ăn xì dầu một cách hợp lý để bảo đảm ngon miệng và tốt cho sức khoẻ, không ăn quá nhiều có thể lợi bất cập hại.
3. Ăn quá nhiều xì dầu gây hại cho sức khỏe như thế nào?
3.1. Có thể gây ung thư
Xì dầu chứa nhiều selen và một số khoáng chất khác tốt cho sức khỏe nhưng do quá trình sản xuất, tích trữ, vận chuyển hay buôn bán xì dầu có thể bị ô nhiễm do quy trình sản xuất bẩn, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ngoài ra, trong quá trình lên men của xì dầu, protein mục nát phân giải sinh ra nhiều chất dạng amin, có thể chứa cả nitrit. Đây là chất có thể gây ung thư nếu tiêu thụ quá nhiều.
Hoạt chất isoflavone có trong xì dầu lên men đóng vai trò như một chất xúc tác khiến các tế bào ung thư vú phát triển. Đây cũng là chất được xem là nguyên nhân gây ra hiện tượng kinh nguyệt không đều ở nữ giới.
3.2. Ảnh hưởng đến tuyến giáp
Trong xì dầu có chứa goitrogens, hóa chất này làm gián đoạn quá trình tổng hợp hormon thyroidal, nguyên nhân trực tiếp gây suy giảm tuyến giáp.
Vì vậy, chỉ nên sử dụng khi sức khỏe tốt và ổn định, không nên sử dụng vào thời điểm bệnh tuyến giáp đang phát triển mạnh hoặc đang điều trị. Liều lượng sử dụng cũng chỉ nên ở lượng nhỏ, không quá nhiều và không quá thường xuyên.
3.3. Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh lý
Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất xì dầu là đậu nành nên trong xì dầu có chứa chất isoflavones. Tiêu thụ quá nhiều chất này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh lý cho cả nam và nữ. Isoflavones ngăn chặn quá trình sản xuất estrogen và thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.
3.4. Nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Trong khi xì dầu truyền thống chứa ít calo và carbs (với ít hơn 10 calo và 1g carbs trên mỗi muỗng canh), nhưng nó lại có hàm lượng natri rất cao. Một muỗng canh duy nhất chứa hơn 900mg, cao hơn 1/3 giới hạn tối đa được khuyến nghị hàng ngày cho người lớn khỏe mạnh (2.300 mg). Vì vậy, nếu ăn thường xuyên và quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, gây bệnh tim mạch, huyết áp…
4. Cách lựa chọn xì dầu tốt cho sức khỏe
Dựa theo tiêu chuẩn đã được quy định, xì dầu được chia ra làm hai loại, một loại dùng để chấm ăn trực tiếp còn loại kia dùng để nấu, xào chế biến thức ăn. Vì vậy, cần xác định rõ mục đích sử dụng để chọn mua xì dầu.
Chỉ số nitơ axit amin được in trong bảng thành phần dán trên sản phẩm chai xì dầu. Hàm lượng nitơ axit amin càng cao thì chất lượng chai nước tương càng cao, hương vị đậm đặc hơn, và thường dao động từ 0,4g - 0,8g/100ml. Ngoài ra cần chú ý:
Với loại xì dầu dùng để chế biến cần phải được khử trùng (nấu nóng) trước khi ăn.
Không quá lạm dụng, dùng xì dầu để chấm mọi thứ, không sử dụng thay cho muối.
Chỉ mua xì dầu có nhãn hiệu, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Đậy kín nắp, bảo quản ở nơi có nhiệt độ thấp, không sử dụng nếu có hiện tượng nấm mốc.
Tham khảo thông tin tại bài viết: Ăn quá nhiều xì dầu gây hại cho sức khỏe như thế nào?
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.