Hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân độc hại từ môi trường. Theo tiến sĩ Leong Hoe Nam, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Phòng khám Rophi, Bệnh viện Mount Elizabeth Novena, khả năng bảo vệ tự nhiên của cơ thể phụ thuộc vào rất nhiều cơ quan. "Nó là một mạng lưới phức tạp gồm tế bào bạch cầu, kháng thể, lá lách, tủy xương và tuyến ức", ông nói.
Hệ thống bổ thể (bao gồm các protein tăng cường hoạt động tấn công của các kháng thể) và hệ thống bạch huyết (giúp nhận diện, phản ứng với vi khuẩn và đối phó với các tế bào bệnh tật) cũng đóng vai trò quan trọng.
Cơ thể có cả những tuyến phòng thủ khác. Phổi người tạo ra chất nhầy để phân tử ngoại lai không tiến sâu hơn vào bên trong. Lớp màng nhầy trong đường tiêu hóa chứa kháng thể, axit dạ dày tiêu diệt hầu hết vi khuẩn. Da là hàng rào chống thấm nước, đồng thời tiết ra lớp dầu có đặc tính chống virus xâm nhập.
Tất cả tạo nên khả năng miễn dịch tự nhiên của con người. Trong bối cảnh biến chủng Omicron lây lan nhanh chóng, các chuyên gia khuyến nghị cộng đồng giữ gìn sức khỏe để phòng ngừa lây nhiễm. Theo quan điểm chung của giới chuyên gia, hệ miễn dịch càng mạnh thì hiệu quả chống bệnh tật càng cao. Các nhà khoa học đề ra một số biện pháp giúp tăng cường tuyến phòng thủ đó.
Ngủ đủ giấc
Đây được coi là phòng tuyến chắc chắn, giúp bảo vệ sức khỏe nói chung, đồng thời tăng cường đề kháng. Tiến sĩ Leong cho biết: "Lý do là bởi giấc ngủ chất lượng có thể tăng cường số tế bào T trong cơ thể bạn, vốn rất quan trọng để chống lây nhiễm virus, vi khuẩn và chống nhiễm trùng".
Tế bào T là một thành phần quan trọng của hệ miễn dịch, có tác dụng hỗ trợ, điều tiết và trực tiếp tham gia vào quá trình phát hiện, tấn công và loại bỏ các mầm bệnh.
Bên cạnh đó, quá trình loại bỏ chất cặn bã cơ thể của não được kích hoạt trong giai đoạn ngủ sâu REM (xuất hiện trong khoảng 70-90 phút sau khi ngủ). "Mục tiêu của giấc ngủ là thải độc tố tích tụ cả ngày lên não, đồng thời vận chuyển các kháng nguyên và tế bào miễn dịch khác xung quanh não để có chức năng nhận thức tối ưu", tiến sĩ Leong nói.
Giống với cách tiêm phòng để tạo trí nhớ miễn dịch chống nhiễm virus, giấc ngủ củng cố khả năng nhận thức mầm bệnh từ bên ngoài. Điều này có nghĩa một giấc ngủ chất lượng, kéo dài từ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm, giúp nâng cao đề kháng của cơ thể.
Giấc ngủ có thể tăng cường số tế bào T trong cơ thể, giúp thúc đẩy miễn dịch phòng ngừa các mầm bệnh, trong đó có Covid-19.
(Ảnh: CNA)
Bổ sung vitamin C và D
Theo tiến sĩ Jenna Macciochi, chuyên gia miễn dịch học tại ĐH Sussex, Anh, đến nay, chưa đủ bằng chứng cho thấy vitamin C ngăn ngừa lây nhiễm cúm hoặc các bệnh về đường hô hấp như Covid-19. Song nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng vitamin C giúp rút ngắn thời gian biểu hiện triệu chứng.
"Các tế bào miễn dịch của chúng ta có nhu cầu vitamin C rất cao khi đang phải làm việc chăm chỉ đẩy lùi mầm bệnh. Vì vậy hãy bổ sung vitamin C ngay thời điểm bắt đầu có triệu chứng", tiến sĩ Macciochi nói.
Vitamin C không chỉ có trong quả cam. Bạn có thể ăn thêm trái kiwi, ớt đỏ, bưởi, súp lơ hoặc các loại nội tạng động vật.
Dữ liệu tổng hợp từ 16 thử nghiệm lâm sàng với 7.400 tình nguyện viên cho thấy vitamin D giúp giảm nguy cơ mắc ít nhất một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như cúm, viêm phổi xuống còn một phần ba. Lợi ích của chúng biểu hiện rõ trong vòng ba tuần.
Phân tích khác, công bố năm 2017 trên Tạp chí Y khoa Anh, với 11.000 người từ 14 nước tham gia, cho thấy bổ sung vitamin D làm giảm 11% nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. Vitamin D có trong lòng đỏ trứng, nấm, các loại hải sản như cá, hàu, tôm,...
Uống đủ nước
Melanie Anthonysamy, chuyên gia dinh dưỡng tại tổ chức sức khỏe HealthifyMe, cho biết hệ miễn dịch của người phụ thuộc nhiều vào các chất dinh dưỡng trong máu. Nếu thiếu nước, máu không thể vận chuyển các chất dinh dưỡng đến từng hệ cơ quan một cách chính xác.
"Nước cũng rất quan trọng trong quá trình loại bỏ độc tố, củng cố hệ miễn dịch bạch huyết để đào thải những tác nhân xâm lược và chất thải ra bên ngoài. Cuối cùng, nước cần thiết để tạo chất nhờn, nước bọt - tuyến phòng thủ khác của cơ thể bạn", bà Anthonysamy nói thêm.
Thực tế, sau khi khỏi cảm lạnh hoặc cúm, việc bổ sung chất lỏng hoặc chất điện giải đã mất là cực kỳ quan trọng. "Bạn mất tới 36 tiếng để bù nước bằng đường uống sau khi bị ốm. Cách đánh giá nhanh xem cơ thể có đủ nước không là quan sát nước tiểu. Nước tiểu không màu cho thấy cơ thể đủ chất lỏng", tiến sĩ Leong nói.
Nước giúp máu vận chuyển dinh dưỡng đến các cơ quan một cách hiệu quả.
(Ảnh: CNA)
Tập thể dục điều độ
Các chuyên gia khuyến khích người dân tập thể dục, kích thích toát mồ hôi để nâng cao thể trạng. Theo tiến sĩ Leong, hoạt động này giúp lưu thông máu tốt hơn, khiến tế bào miễn dịch hoạt động hiệu quả. Tập thể dục có thể làm giảm mức độ hormone gây căng thẳng. Luyện tập cường độ vừa phải giúp giảm tỷ lệ lây nhiễm các bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh hoặc cúm.
Tập thể thao cũng củng cố sức khỏe tim mạch, từ đó đem lại nhiều lợi ích cho chức năng miễn dịch. Dù vậy, chuyên gia khuyến cáo không nên tập luyện ngay sau khi tiêm phòng cúm hoặc Covid-19.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Thêm bằng chứng mới về Omicron có thể gây bệnh nhẹ hơn so với Delta.
Với tỷ lệ mắc cao ở người cao tuổi, loãng xương là mối đe dọa tiềm tàng dẫn đến gãy xương và suy giảm chất lượng cuộc sống. Cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu các biện pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả để đối phó với căn bệnh này!
Nghệ không chỉ là loại gia vị tốt mà còn có tác dụng hỗ trợ chữa một số bệnh. Dưới đây là 4 lợi ích sức khỏe khi sử dụng nghệ trong mùa đông.
Tuy không phải là yếu tố quyết định nhưng dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến quá trình dậy thì ở nữ giới. Một chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng, hạn chế các thực phẩm không lành mạnh sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và giảm thiểu các nguy cơ liên quan đến dậy thì sớm.
Trẻ em ngày nay có xu hướng dậy thì sớm. Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây dậy thì sớm ở trẻ.
Da của chúng ta là cơ quan lớn nhất của cơ thể và nhiều tình trạng da có cả biểu hiện bên trong và bên ngoài. Chỉ có một số ít nghiên cứu đã xem xét cách chế độ ăn uống có thể tác động đến một số tình trạng da liễu nhất định. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê danh sách các tình trạng da phổ biến và cách chế độ ăn uống có thể giúp ích hoặc gây hại cho làn da của bạn.
Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.
Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.
Một nghiên cứu mới cho thấy, ngay cả khi bạn hút thuốc lá điện tử không chứa nicotine vẫn có tác động tiêu cực đến lưu lượng máu của cơ thể.