Biến thể Omicron đang khiến chúng ta phải đối mặt với tình trạng khẩn cấp mới. Các chuyên gia cho rằng tại thời điểm hiện tại, làn sóng của Omicron như một đợt thủy triều đang dâng lên tại nhiều quốc gia và sự e ngại rõ ràng đối với hai liều tiêm vaccine đơn giản là không đủ. Biến thể mới với mã B.1.1.529 – Omicron được xác định vào tháng 11 năm 2021. Kể từ đó đến nay, nó đã được phát hiện ở hơn 60 quốc gia trên toàn cầu.
Theo The Lancet Respiratory Medicine, Anh đã xác nhận 10.017 trường hợp dương tính với biến thể Omicron. Tuy nhiên, con số thực sự có thể lớn hơn rất nhiều. Vào ngày 15 tháng 12 năm 2021, 78.610 người có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 ở quốc gia này. Theo Giám đốc Y tế Anh Quốc, tổ chức này đã cảnh báo rằng sẽ ngày càng có nhiều bệnh nhân mắc biến thể Omicron đến khám, nhập viện, vào cần sự chăm sóc y tế đặc biệt. Điều này sẽ bắt đầu được nhìn thấy rõ ràng sau thời điểm Giáng sinh. Trong tuần cuối ngày 12 tháng 12, khu vực châu Phi cũng đã ghi nhận 196.000 trường hợp nhiễm COVID-19, tăng 86% so với tuần trước. Các trường hợp nhiễm COVID-19 đã tăng 66% ở Nam Phi, nơi biến thể Omicron lần đầu tiên được phát hiện. Tuy nhiên, tỷ lệ người bệnh được điều trị trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt của quốc gia này vẫn ở mức thấp.
Khả năng lây nhiễm cao của biến thể Omicron
Khi đáng giá về khả năng lây lan của virus, chỉ số R0 được sử dụng biểu thị số ca lây nhiễm trung bình mà một trường hợp có thể lây sang trong suốt thời kỳ lây nhiễm trong một khu vực dân số chưa có khả năng miễn dịch. Nghiên cứu cho thấy, chủng SARS-CoV-2 ban đầu có R0 là 2,5, trong khi biến thể Delta (mã B.1.617.2) có R0 chỉ dưới 7. Tuy nhiên tại thời điểm hiện tại, các chuyên gia đang cho rằng R0 của Omicron có thể cao tới 10. Tại Anh Quốc, các trường hợp mắc Omicron tăng gấp đôi cứ sau 2-3 ngày, điều này khiến nó trên đà thay thế biến thể Delta trở thành biến thể thống trị vào khoảng giữa tháng 12. Điều này kéo theo sự phức tạp trong các nỗ lực kiểm soát dịch bệnh, đặc biệt là việc theo dõi quá trình tiếp xúc.
Tiêm chủng, vaccine và biến thể Omicron
Hiện tại, vẫn còn quá sớm để biết chính xác mức độ tiêm phòng hoặc nhiễm trùng SARS-CoV-2 trước đó có thể bảo vệ khỏi nhiễm biến thể Omicron hay không. Tuy nhiên, những dấu hiệu ban đầu thật đáng lo ngại. Đối với Anh Quốc, đã có tới 70% dân số đã tiêm hai liều vaccine COVID-19, và tỷ lệ dân số có kháng thể chống lại SARS-CoV-2 vượt quá 90%. Trong khi đó tại Nam Phi, tỷ lệ tiêm chủng thấp hơn đáng kể kéo theo tỷ lệ nhiễm SARS-CoV-2 được cho là rất cao trong suốt quá trình của đại dịch. Tuy nhiên, biến thể Omicron đều đang lan truyền nhanh chóng ở cả hai quốc gia. Các chuyên gia đã gợi ý rằng khả năng bảo vệ chống lại bệnh có triệu chứng ở 25 tuần sau khi tiêm hai liều vaccine COVID-19 có thể thấp hơn 10% đối với biến thể Omicron, so với 40% đối với biến thể Delta. Điều này cho thấy dường như mũi tiêm thứ 3 sẽ là cần thiết, và nó không còn được coi là mũi tiêm tăng cường nữa.
Vaccine COVID-19 của hãng dược Pfizer-BioNTech và Moderna đã tuyên bố rằng họ có thể sản xuất vaccine đặc hiệu cho Omicron trong vòng 100 ngày. Theo các chuyên gia về vaccine trên thế giới, đây có thể là thời điểm thích hợp để cân nhắc việc thay đổi vaccine. Các loại vaccine hiện tại dựa trên chủng virus ban đầu tại Vũ Hán, tuy nhiên đó không phải là hình dáng của chủng virus hiện tại nữa. Theo các chuyên gia, một loại vaccine mới dựa trên biến thể Omicron có lẽ chỉ cần hai liều. Có rất nhiều đột biến trong biến thể Omicron tương tự như các biến thể khác đã tìm thấy cho đến nay, do vậy hoàn toàn có thể tin tưởng rằng rằng vaccine mới dựa trên biến thể Omicron sẽ cung cấp khả năng bảo vệ chéo mạnh mẽ. Dù vậy, vấn đề này cũng sẽ tạo ra một hệ thống hai cấp, với việc các quốc gia nghèo hơn bị mắc kẹt với vaccine cũ lỗi thời sẽ cần được thảo luận kỹ lưỡng hơn nữa.
Một điểm lưu ý là vaccine mới sẽ phụ thuộc vào quy mô và mức độ nghiêm trọng của các tình trạng nhiễm trùng đột phá liên quan đến biến thể mới. Hiện tại, các nhà nghiên cứu đang phụ thuộc rất nhiều vào dữ liệu giải trình tự Omicron cho thấy hơn 30 đột biến trong protein gai mà vaccine COVID-19 dựa trên đó. Bên cạnh đó, dữ liệu kháng thể vô hiệu hóa cũng cho thấy rằng biến thể có khả năng kháng một phần nhưng không hoàn toàn với khả năng miễn dịch đã có từ trước. Tuy nhiên, hiệu quả của vaccine còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, như được xác định bởi các kháng thể liên kết, khả năng ngăn chặn SARS-CoV-2 xâm nhập vào tế bào và tế bào T tấn công các tế bào bị nhiễm bệnh và giúp sản xuất kháng thể.
Hiện tại, vẫn còn hàng tỷ người trên thế giới chưa được tiêm chủng. Chỉ 7% dân số châu Phi đã tiêm đủ hai mũi vaccine COVID-19. Do vậy, khả năng tương tác của biến thể Omicron với những quần thể có khả năng miễn dịch thấp vẫn cần được xem xét trong thời gian tới.
Tham khảo thêm thông tin tại: Biến thể Omicron không gây bệnh nặng hơn so với biến thể Delta và các biến thể khác
Việc mắc kẹt trong thói quen lặp đi lặp lại có thể khiến chức năng nhận thức, ghi nhớ bị suy giảm.
Huyết áp cao, còn được gọi là tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, tăng huyết áp có thể dẫn đến bệnh tim, đột quỵ và bệnh thận, cùng nhiều nguy cơ sức khỏe khác.
Một số thói quen tưởng chừng lành mạnh lại có thể âm thầm làm suy yếu hệ miễn dịch, ảnh hưởng xấu tới sức đề kháng và sức khỏe nói chung.
Vitamin K, cùng với các vitamin A, D, E là các vitamin tan trong dầu, đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe trẻ em. Nếu như đối với các vitamin khác, hầu hết phụ huynh đều có ý thức bổ sung cho trẻ thông qua chế độ ăn và sử dụng các loại thực phẩm bổ sung theo chỉ định của bác sĩ, thì với vitamin K, đặc biệt là vitamin K2, nhiều phụ huynh vẫn còn băn khoăn về việc có nên bổ sung vitamin K cho trẻ hay không và bổ sung như thế nào cho hợp lý?
Bảo quản đúng cách là chìa khóa để các sản phẩm chăm sóc da phát huy tối đa hiệu quả. Tránh ánh nắng trực tiếp là điều hiển nhiên, nhưng còn việc bảo quản trong tủ lạnh thì sao? Liệu đây có phải là một bước cần thiết trong quy trình chăm sóc da của bạn?
Bão lũ không chỉ gây thiệt hại về tài sản mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe. Việc duy trì vệ sinh cá nhân tốt trong và sau mùa bão lũ là vô cùng quan trọng để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi các bệnh truyền nhiễm.
Khi thời tiết chuyển dần từ nóng sang lạnh, cơ thể rất dễ bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng với nhiều nguyên nhân. Bài viết này sẽ mách bạn một số loại thực phẩm thiết yếu giúp tăng cường hệ miễn dịch khi trời bắt đầu se lạnh.
Hiện nay, vitamin K2 đang nhận được sự quan tâm của cộng đồng, nhất là với các bậc phụ huynh với mong muốn giúp con tăng chiều cao tốt hơn. Vậy vitamin K2 có những vai trò gì với sức khoẻ?