Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Biến thể Omicron không gây bệnh nặng hơn so với biến thể Delta và các biến thể khác

Trả lời phỏng vấn của hãng tin AFP, Dr.Michael Ryan - Giám đốc phụ trách xử lý các tình huống khẩn cấp của WHO - cho biết các dữ liệu sơ bộ cho thấy Omicron không gây bệnh nặng hơn so với biến thể Delta cũng như các biến thể khác.

Biến thể mới Omicron chứa nhiều đột biến hơn tất cả các biến thể SARS-COV-2 đã biết cho đến hiện nay, với hơn 50 đột biến trong đó có 32 đột biến nằm ở Protein gai, bộ phận giúp virus xâm nhập các tế bào cơ thể. Điều này khiến các nhà khoa học lo ngại Omicron có thể né tránh phản ứng miễn dịch của cơ thể và dễ dàng lây lan hơn.

Cho đến nay không có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy Omicron có thể né tránh hoàn toàn sự phòng ngừa của các loại vaccine hiện có. Tuy nhiên, ông thừa nhận có khả năng có một số loại vaccine có thể kém hiệu quả đối với Omicron - biến thể có hơn 30 đột biến trên protein gai, cấu trúc virus sử dụng để bám và xâm nhập tế bào người.

Cố vấn y tế của Nhà Trắng và là chuyên gia dịch tễ hàng đầu của Mỹ, Dr. Anthony Fauci đánh giá rằng mức độ nghiêm trọng của biến thể Omicron có lẽ không cao.

Hiện vẫn cần thêm nhiều dữ liệu để biết liệu việc nhiễm bệnh, tái nhiễm và nhiễm đột phá của biến thể Omicron ở những người đã tiêm chủng đầy đủ, gây bệnh nghiêm trọng hoặc tử vong nhiều hơn so với việc nhiễm các biến thể khác hay không.

Omicron lây lan dễ dàng như thế nào?

Biến thể Omicron có thể lây lan dễ dàng hơn so với virus SARS-CoV-2 ban đầu và hiện vẫn chưa biết rõ mức độ Omicron lây lan dễ dàng như thế nào so với Delta. CDC Hoa Kỳ xác định Omicron là Biến thể đáng lo ngại (ngày 30/11/2021) và ngày 1/12/2021 tìm thấy ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên tại Hoa Kỳ). Đến nay, biến thể Delta vẫn là biến thể chính đang lưu hành tại Hoa Kỳ. CDC Hoa Kỳ cho rằng bất kỳ ai nhiễm biễn thể Omicron có thể lây virus cho người khác, dù họ đã được tiêm chủng hoặc không có các triệu chứng.

Ngày 8/12/2021, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết biến thể Omicron đã được ghi nhận tại 57 quốc gia.

Vaccine có hiệu quả chống lại biến thể Omicron không?

Các loại vaccine hiện tại được kỳ vọng có khả năng bảo vệ người tiêm tránh bị bệnh nặng, nhập viện và tử vong do nhiễm biến thể Omicron. Tuy nhiên, trường hợp nhiễm đột biến ở những người đã tiêm chủng đầy đủ có thể xảy ra.

Với các biến thể khác, như Delta, vaccine hiện vẫn có hiệu quả trong việc phòng tránh bị bệnh nặng, nhập viện và tử vong. Sự xuất hiện của biến thể Omicron càng nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của việc tiêm chủng và tiêm nhắc lại.

Trong báo cáo dịch tễ học hàng tuần, WHO cho biết cần thêm dữ liệu để có thể đánh mức độ nghiêm trọng của bệnh do Omicron gây ra, và liệu các đột biến của Omicron có làm giảm hiệu quả bảo vệ của vaccine COVID-19 hiện nay hay không.

Các biện pháp điều trị có hiệu quả trong việc chống lại biến thể Omicron không?

Các nhà khoa học đã và đang tiếp tuc nghiên cứu để xác định mức độ hiệu quả của các biện pháp điều trị COVID-19. Dựa trên cấu tạo gen đã thay đổi của Omicron, một số phương pháp điều trị có thể vẫn duy trì hiệu quả trong khi những phương pháp khác có thể kém hiệu quả hơn.

Hiệu quả của xét nghiệm?

Xét nghiệm RT - PCR vẫn hiệu quả đối với biến thể Omicron cũng như các biến thể khác. Các nghiên cứu tiếp tục đánh giá liệu các loại xét nghiệm kháng nguyên bao gồm cả xét nghiệm nhanh kháng nguyên có hiệu quả phát hiện biến thể này không.

Ngày 8/12, các nhà khoa học tại trường Đại học Hong Kong đã công bố hình ảnh đầu tiên về biến thể Omicron dưới kính hiển vi điện tử.

Chúng ta chống lại Omicron bằng cách nào?

Vaccine hiện vẫn là biện pháp y tế công cộng tốt nhất để bảo vệ mọi người khỏi COVID-19, làm chậm quá trình lây truyền và giảm khả năng xuất hiện các biến thể mới. Các vaccine COVID-19 có hiệu quả cao trong việc phòng ngừa bệnh nghiêm trọng, nhập viện và tử vong. Các nhà khoa học hiện đang điều tra về biến thể Omicron, bao gồm cả việc những người được tiêm chủng đầy đủ sẽ được bảo vệ chống lại lây nhiễm, nhập viện và tử vong như thế nào.

Khẩu trang cung cấp khả năng bảo vệ chống lại tất cả các biến thể của virus SART-CoV-2. CDC Hoa Kỳ khuyến nghị đeo khẩu trang ở môi trường công cộng trong nhà ở những khu vực có lây truyền cộng đồng ở mức đáng kể hoặc cao, bất kể tình trạng tiêm chủng ra sao.

Tại Việt Nam, thực hiện tốt Thông điệp 5K và tiêm vaccine COVID-19 khi đến lượt chính là giải pháp an toàn phòng chống dịch COVID-19 trong đó có biến thể Omicron.

PHÂN LOẠI VIRUS SARS-COV-2 là biến thể đáng lưu ý (VOI) hay biến thể đáng lo ngại (VOC) dựa trên các tiêu chí:

Biến thể đáng lưu ý (VOI)

Với những thay đổi di truyền của virus SARS-CoV-2 được dự đoán hoặc biết là ảnh hưởng đến đặc điểm của virus như khả năng lây truyền, mức độ nghiêm trọng của bệnh, khả năng thoát khỏi miễn dịch, chẩn đoán hoặc điều trị.

Đã được xác định là gây ra sự lây truyền đáng kể ở cộng đồng hoặc tại nhiều cụm ca bệnh, ở nhiều quốc gia có tỷ lệ ngày càng tăng tương đương với số lượng các trường hợp ngày càng tăng theo thời gian hoặc các tác động dịch tễ học rõ ràng khác để gợi ý nguy cơ mới xuất hiện đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu.

Biến thể đáng lo ngại (VOC)

Là một biến thể SARS-CoV-2 đáp ứng các tiêu chí của VOI và thông qua đánh giá so sánh được chứng minh là có liên quan đến một hoặc nhiều thay đổi sau đây ở mức độ có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng toàn cầu, bao gồm:

Tăng khả năng lây truyền hoặc thay đổi bất lợi trong dịch tễ học COVID-19;

Tăng độc lực hoặc thay đổi trong biểu hiện bệnh lâm sàng;

Giảm hiệu quả của các biện pháp y tế công cộng và xã hội hoặc chẩn đoán, vaccine hay các phương pháp điều trị có sẵn.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: WHO: Cần 'cảnh giác' với biến thể Omicron.

Bs. Trần Thu Nguyệt - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm