Sự xuất hiện của biến thể Omicron đã ảnh hưởng đến nguy cơ nhiễm COVID-19 trên toàn thế giới, tuy nhiên, các yếu tố khác, ví dụ tỷ lệ tiêm chủng và mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm COVID-19 lần đầu cũng có thể ảnh hưởng đến nguy cơ (tái) nhiễm COVID-19.
Tại Geneva ngày 20/12/2021, người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) – ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết biến thể Omicron đang lây lan nhanh hơn biến thể Delta và gây nhiễm ở cả những người đã được tiêm chủng hay hồi phục sau mắc COVID-19. Điều này làm tăng thêm mối lo ngại về sự lây lan của biến chủng này, khi nó đã trở thành chủ đạo tại nhiều quốc gia như Hoa Kỳ (chiếm 73% các trường hợp mắc mới) hay các quốc gia tại châu Âu.
Trả lời phỏng vấn của hãng tin AFP, Dr.Michael Ryan - Giám đốc phụ trách xử lý các tình huống khẩn cấp của WHO - cho biết các dữ liệu sơ bộ cho thấy Omicron không gây bệnh nặng hơn so với biến thể Delta cũng như các biến thể khác.
Ngày 26 tháng 11 năm 2021, nhóm chuyên gia tư vấn và đánh giá sự tiến hóa virus SARS-CoV-2 của WHO (viết tắt là TAG-VE) được triệu tập và bắt đầu tiến hành triển khai xem xét một cách đặc biệt về biến thể mới – biến thể Omicron (B.1.1.529). Là một nhóm chuyên gia độc lập theo dõi và đánh giá định kỳ sự tiến hóa của virus, TAG-VE được cho là sẽ xem xét các đột biến cụ thể một cách chi tiết, cũng như sự kết hợp của chúng có làm thay đổi mức ảnh hưởng của virus đối với con người hay không. Điều này là cực kỳ quan trọng khi các biến thể của virus SARS-CoV-2 vẫn đang biến đổi hàng ngày và chống lại các loại vaccine đặc hiệu hiện có.
Một nghiên cứu mới gần đây đã phát hiện ra rằng trẻ em không gặp phải nguy cơ mắc COVID-19 trầm trọng hơn đối với biến thể Delta so với các chủng coronavirus khác.
Nhiều câu hỏi vẫn tồn tại về khả năng miễn dịch chống lại virus SARS-CoV-2, đặc biệt là biến thể Delta - chủng biến thể đang tăng đột biến tại nhiều nước trên thế giới.
Biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 là một biến thể đáng lo ngại do khả năng lây nhiễm cao của biến thể này.
Dữ liệu mới đây cho thấy Delta có thể lây lan dễ dàng hơn các biến thể Corona khác ở những người được tiêm vaccine COVID-19.
Theo nghiên cứu mới được công bố vào 19/8/2021 trên tạp chí MedicalXpress, các nhà khoa học tại trường Đại học Oxford (Anh) đã cho thấy hiệu quả của vaccine Pfizer-BioNTech chống lại COVID-19 giảm nhanh hơn so với hiệu quả của vaccine AstraZeneca.
Cho đến thời điểm hiện tại, có 8 biến thể của virus SARS-COV-2 đã được tìm thấy kể từ tháng 9 năm 2020. Bài viết sẽ nêu các thông tin sơ qua về các biến thể virus hiện đang tồn tại và khả năng đáp ứng của các vaccine hiện hành đối với các biến thể đó.
Vào ngày 28/6/2021, trích tin tức từ WebMD cho biết các quan chức y tế ở Ấn Độ đã đưa ra cảnh báo về một biến thể mới của virus SARS-COV-2 được gọi với cái tên “Delta Plus”. Ngày 3/8/2021, (trích thông tin từ Reuters), cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc cho biết đã phát hiện 02 trường hợp đầu tiên mắc biến thể Delta Plus – trong thời điểm quốc gia này đang đối phó với làn sóng dịch thứ tư kể từ khi dịch bệnh bùng phát toàn cầu.
Khoảng 40 đến 50% các trường hợp mắc mới ở Israel là những người đã được tiêm chủng.