Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Biến thể Omicron có khả năng tái nhiễm cao gấp 5 lần, kể cả trên những người đã tiêm chủng hoặc hồi phục sau mắc COVID-19

Tại Geneva ngày 20/12/2021, người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) – ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết biến thể Omicron đang lây lan nhanh hơn biến thể Delta và gây nhiễm ở cả những người đã được tiêm chủng hay hồi phục sau mắc COVID-19. Điều này làm tăng thêm mối lo ngại về sự lây lan của biến chủng này, khi nó đã trở thành chủ đạo tại nhiều quốc gia như Hoa Kỳ (chiếm 73% các trường hợp mắc mới) hay các quốc gia tại châu Âu.

Theo trưởng bộ phận khoa học của WHO – Soumya Swaminathan, việc nói rằng biến thể Omicron ở thời điểm hiện tại là một biến thể nhẹ hơn so với các biến thể trước đó là thiếu khôn ngoan. Các chuyên gia cho rằng việc số lượng ca mắc của biến thể này đang tăng nhanh tại các quốc gia sẽ tạo áp lực và khiến hệ thống y tế tại nhiều quốc gia phải đối mặt với nhiều áp lực hơn nữa.

Biến thể Omicron được biết đến hiện tại đang khá thành công trong việc né tránh một số phản ứng miễn dịch, và điều này có nghĩa là các chương trình tiêm chủng nhằm tăng cường khả năng miễn dịch nên nhắm vào nhóm đối tượng có hệ miễn dịch kém hơn. Theo Tổng giám đốc WHO, hiện tại đã có các bằng chứng nhất quán cho thấy biến thể Omicron đang lây lan nhanh hơn đáng kể so với biến thể Delta. Nhiều khả năng người được tiêm chủng hay những người đã hồi phục sau mắc COVID-19 có thể bị nhiễm hoặc tái nhiễm.

Nghiên cứu mới đây của Trường Đại học Imperial College London vào hồi đầu tuần trước cho biết, nguy cơ tái nhiễm đối với biến thể Omicron hiện tại cao hơn 5 lần so với các biến thể khác và nó không có dấu hiệu nhẹ hơn so với biến thể Delta. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng kháng thể trung hòa giảm, nhưng hầu hết các phân tích sơ bộ đều cho thấy khả năng miễn dịch qua trung gian tế bào T vẫn còn nguyên vẹn – và đây là điều chúng ta thực sự cần. Tế bào T được coi như trụ cột thứ 2 của hệ thống miễn dịch giúp ngăn ngừa cá tình trạng bệnh nặng bằng cách tấn công lại các tế bào nhiễm bệnh của cơ thể. Dù vậy, đây vẫn là một thách thức lớn với con người khi một số kháng thể đơn dòng sẽ không còn hiệu quả với biến thể mới.

 

Khả năng chấm dứt đại dịch

WHO vẫn đưa ra cảnh báo không nên tụ tập đông người ở thời điểm hiện tại, vì điều này có thể làm gia tăng số lượng ca bệnh và làm quá tải hệ thống y tế ở nhiều quốc gia, dẫn đến tình trạng tử vong nhiều hơn. Tuy nhiên, WHO cũng đưa một số điểm đáng kỳ vọng rằng năm 2022 sẽ là năm kết thúc đại dịch – khi mà hơn 5,6 triệu người đã tử vong trên toàn thế giới cho đến thời điểm hiện tại.

Việc phát triển các vaccine thế hệ thứ hai, ba vẫn đang được tiếp tục. Bên cạnh đó, các phương pháp điều trị mới cũng được nghiên cứu. Theo các chuyên gia, nếu chúng ta duy trì sự lây truyền virus ở mức tối thiểu, chúng ta có thể chấm dứt đại dịch. Hy vọng rằng đại dịch sẽ trở thành căn bệnh nhẹ hơn, dễ phòng ngừa và dễ điều trị hơn. Ngoài ra, chúng ta cũng cần tiếp tục tìm hiểu về nguồn gốc của căn bệnh, bên cạnh việc nỗ lực hơn nữa trong học hỏi từ những điều đã xảy ra để làm tốt hơn trong tương lai.

Tham khảo thêm thông tin tại: LÀM SAO ĐỂ DETOX CƠ THỂ TRONG MÙA DỊCH BỆNH?

 

Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ Reuters -
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

  • 18/04/2024

    CDC Mỹ cảnh báo về vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu hiếm gặp

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vừa đưa ra cảnh báo về một chủng vi khuẩn gây ra bệnh viêm màng não mô cầu hiếm gặp đang gia tăng ở Mỹ.

  • 18/04/2024

    Đau thần kinh toạ là gì và những điều cần lưu ý

    Đau thần kinh toạ là một loại đau thường ảnh hưởng đến dây thần kinh thuộc khớp hông, một bó dây thần kinh lớn bắt nguồn từ dưới sống thắt lưng, qua mông và xuống phía sau mỗi chân.

Xem thêm