Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

WHO: Cần 'cảnh giác' với biến thể Omicron

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra cảnh báo vào ngày 29/11, biến thể Omicron của virus corona có khả năng lây lan mạnh, gây nguy cơ lây nhiễm toàn cầu "rất cao" và có thể gây ra "hậu quả nghiêm trọng" ở một số khu vực trên thế giới.

Nguy cơ lây nhiễm cao của biến thể Omicron

WHO nhận được báo cáo về biến thể Omicron này lần đầu tiên vào ngày 24/11/2021 từ Nam Phi, nơi có số ca nhiễm tăng mạnh.

Kể từ đó, Omicron đã lan rộng đến hơn một chục quốc gia, nhiều quốc gia đã áp đặt các biện pháp hạn chế đi lại nhằm cố gắng giảm thiểu nguy cơ lây lan dịch bệnh. Mới đây, Nhật Bản cùng với Israel tuyên bố sẽ đóng cửa biên giới với người nước ngoài.

WHO cho biết: "Omicron có số lượng đột biến tăng cao chưa từng thấy, trong đó một số đột biến liên quan đến nguy cơ có thể làm thay đổi cục diện đại dịch. Do vậy, nhìn chung nguy cơ toàn cầu liên quan tới biến thể mới này được đánh giá là rất cao".

Nguy cơ lây nhiễm cao của biến thể Omicron.

"Các ca bệnh ngày càng gia tăng, bất kể mức độ trầm trọng ra sao, sẽ có thể gây quá tải đối với hệ thống y tế và có thể dẫn đến gia tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong. Tác động đối với các nhóm dân số dễ bị tổn thương sẽ là đáng kể, đặc biệt là ở các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng thấp".

Hướng giải quyết đối với vấn đề này

Trong bối cảnh dự đoán số ca bệnh tăng cao, Liên Hợp quốc đã kêu gọi 194 quốc gia thành viên đẩy nhanh việc tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho các nhóm đối tượng ưu tiên nhằm đảm bảo các kế hoạch đề ra và duy trì các dịch vụ y tế.

Cho đến nay, chưa có trường hợp tử vong nào liên quan đến biến thể Omicron được ghi nhận, mặc dù vậy vẫn cần nghiên cứu thêm để đánh giá nguy cơ biến thể Omicron có thể kháng lại khả năng miễn dịch được tạo ra do tiêm vaccine phòng COVID-19 hoặc do mắc COVID-19 trước đó.

Tiêm vaccine phòng COVID-19 vẫn là cách phòng bệnh tối ưu.

Trong hướng dẫn mới nhất, WHO đã nhấn mạnh lại rằng: "Các quốc gia nên sử dụng cách tiếp cận dựa trên nguy cơ để điều chỉnh các giải pháp đi lại quốc tế một cách kịp thời".

Cũng theo WHO: "Sự xuất hiện nhiều đột biến của protein gai ở vùng liên kết thụ thể cho thấy Omicron có thể có nhiều khả năng thoát khỏi sự bảo vệ của cơ thể qua trung gian kháng thể. Tuy nhiên, khả năng thoát khỏi miễn dịch qua trung gian tế bào thì khó dự đoán hơn. Nhìn chung, chưa thể khẳng định chắc chắn về khả năng Omicron có thể thoát khỏi hệ miễn dịch của con người".

WHO cho biết: "Dự kiến sẽ có thêm dữ liệu trong những tuần tới và sẽ tiếp tục cập nhật những khuyến nghị mới".

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Đánh giá sơ bộ về biến thể Omicron (B.1.1.529) của WHO.

BS. Thanh Liêm - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 05/10/2024

    Vitamin K1 và K2: trẻ sơ sinh nên bổ sung loại nào?

    Vitamin K rất cần thiết cho trẻ sơ sinh, và tình trạng thiếu hụt vitamin K ở trẻ sơ sinh xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vậy trong giai đoạn này, nên bổ sung vitamin K dưới dạng K1 hay K2 cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 04/10/2024

    Tắm khoáng nóng có giúp giảm cân không?

    Việc ngâm mình trong một vùng nước tự nhiên ấm áp, với tiếng chim hót xung quanh và không khí trong lành bên ngoài có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Đôi khi một số người còn tin rằng tắm khoáng nóng giúp giảm cân. Vậy điều đó có đúng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời và khám phá các lợi ích sức khỏe có thể có khi tắm khoáng nóng cùng Bác sĩ Dinh dưỡng VIAM nhé.

  • 03/10/2024

    Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần bổ sung vitamin D3?

    Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.

  • 02/10/2024

    Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm sau mưa lũ

    Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.

  • 02/10/2024

    Cần lưu ý gì khi tiêm vaccine Qdenga phòng sốt xuất huyết?

    Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.

  • 01/10/2024

    Tác động của Vitamin D với sức khỏe

    Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.

  • 30/09/2024

    Thừa cân béo phì ở trẻ em

    Về định nghĩa, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ ở mức vượt quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.

  • 30/09/2024

    Suy thận ở trẻ em

    Suy thận ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng lại là bệnh lý cần phải được điều trị tích cực ở trẻ. Có 2 loại suy thận là cấp tính và mạn tính. Dấu hiệu nào để nhận biết suy thận ở trẻ? Cùng Bác sĩ của Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Xem thêm