Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách giảm đau nhức tay sau khi tiêm vaccine COVID-19

Ngoài các phản ứng phụ thường gặp như sốt nhẹ, người tiêm vaccine phòng COVID-19 còn có thể bị đau nhức cánh tay, sưng tại vị trí tiêm. Vậy bạn có thể làm gì để hạn chế tình trạng này?

Ngoài các phản ứng phụ thường gặp như sốt nhẹ, người tiêm vaccine phòng COVID-19 còn có thể bị đau nhức cánh tay, sưng tại vị trí tiêm. Vậy bạn có thể làm gì để hạn chế tình trạng này?

Cách giảm đau nhức tay sau khi tiêm vaccine COVID-19

Nhiều người bị đau nhức bắp tay, sưng đỏ tại vị trí tiêm vaccine phòng COVID-19.

Các phản ứng phụ thường gặp sau tiêm vaccine phòng COVID-19

Hiện nay, Bộ Y tế đã phê duyệt 6 loại vaccine cho nhu cầu cấp bách nhằm phòng chống dịch COVID-19 gồm: AstraZeneca, Sputnik V, Vero Cell, Pfizer, Moderna và Janssen. Trong đó, vaccine của 3 hãng AstraZeneca, Pfizer và Moderna đã được triển khai tiêm chủng diện rộng trên toàn quốc.

Hầu hết các vaccine phòng COVID-19 đều gây ra phản ứng phụ, mức độ tùy thuộc vào thể trạng của người tiêm. Phản ứng tại chỗ phổ biến nhất là sưng, nóng đỏ, đau tại vị trí tiêm (tức bắp tay). Phản ứng này không chỉ gặp ở người tiêm vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca, mà Moderna và Pfizer đều khuyến cáo phản ứng này sau tiêm chủng.

Ngoài ra, người tiêm còn có thể bị sốt, đau đầu, nhức mỏi toàn thân. Phản ứng phụ do vaccine phòng COVID-19 thường giảm dần và hết sau 48 - 72 giờ. Tuy nhiên, người tiêm cần được đưa đến ngay cơ sở y tế nếu các phản ứng trên kéo dài, hoặc có phản ứng bất thường như: Sốt cao trên 39 độ C, tím tái, khó thở, co giật…

Đau nhức cánh tay sau tiêm vaccine COVID-19

Đau nhức cánh tay là một trong những phản ứng phụ được nhiều người tiêm vaccine COIVD-19 trên toàn thế giới nhắc tới. Một số gặp tình trạng nhức mỏi nhẹ (tương tự tiêm vaccine phòng cúm mùa), trong khi nhiều người đau đến mức không thể di chuyển cánh tay. Vì lý do này, bạn nên cân nhắc tiêm vào tay không thuận để đề phòng ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Theo chuyên trang Insider, cảm giác đau nhức tại bắp tay là biểu hiện các tế bào hệ miễn dịch đang đáp ứng với vaccine. Sau khi tiêm, các tế bào miễn dịch đổ xô tới vị trí tiêm và gây viêm, gây triệu chứng sưng đỏ.

Để giảm nhẹ tình trạng này, các chuyên gia khuyên bạn nên vận động cánh tay nhẹ nhàng trong ngày. Việc này có thể làm giảm cảm giác căng cứng cơ, giúp giải tỏa tình trạng viêm cục bộ nhanh hơn.

Trái lại, việc xoa bóp, sờ nắn vết tiêm có thể khiến tình trạng viêm lan rộng và trở nên nghiêm trọng hơn. Tuyệt đối không bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì vào chỗ sưng đau.

Phản ứng đau, nhức cánh tay thường sẽ giảm dần trong vòng 2 ngày sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19. Trong quá trình đó, bạn nên uống nhiều nước, ăn thực phẩm dễ tiêu hóa và nghỉ ngơi.

Ngoài ra, những cử động nhẹ nhàng với cánh tay có thể giúp cải thiện tình trạng nhức mỏi, đau cơ bắp sau khi tiêm. Trung tâm vật lý trị liệu Sheltering Arms (Mỹ) gợi ý thực hiện một số các động tác sau, nếu tình trạng đau nhức cản trở việc sinh hoạt hàng ngày của bạn:

- Nâng tay 2 bên: Duỗi thẳng cánh tay 2 bên người, lòng bàn tay úp xuống đất. Nâng tay lên cao bằng vai rồi từ từ hạ xuống.

- Xoay cánh tay vuông góc: Gập cánh tay vuông góc, giữ cánh tay trên cao bằng vai. Di chuyển cẳng tay lên xuống 1 góc 90 độ.

- Xoay cánh tay sang bên: Gập cánh tay vuông góc, ép sát khuỷu tay vào sườn. Nắm tay lại như đang giơ ngón cái. Di chuyển cẳng tay từ trước mặt sang 2 bên người.

- Giơ tay qua đầu: Nắm bàn tay lại và đặt trước ngực. Từ từ đưa tay lên quá đầu, duỗi thẳng cánh tay.

- Giang tay 2 bên: Duỗi thẳng 2 cánh tay song song trước mặt, lòng bàn tay hướng lên trên. Nắm lại sao cho ngón cái chĩa ra ngoài. Từ từ đưa tay sang 2 bên người rồi trở về vị trí ban đầu.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Những điều cần biết về tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine COVID-19.

Quỳnh Trang H+ - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2023

    Dư thừa canxi có thể ảnh hưởng đến tim mạch

    Chúng ta đều biết rằng canxi tốt cho xương cũng như sức khỏe tổng thể nhưng đã có nhiều bằng chứng cho thấy việc bổ sung quá nhiều canxi có thể không tốt cho tim mạch.

  • 29/03/2023

    Suy tuyến sinh dục

    Suy tuyến sinh dục là tình trạng các tuyến sinh dục — tinh hoàn ở nam giới và buồng trứng ở nữ giới sản xuất ít hoặc không sản xuất hormone. Mặc dù suy tuyến sinh dục có thể ảnh hưởng đến cả hai giới, nhưng khi nói về suy tuyến sinh dục, đặc biệt đề cập đến suy tuyến sinh dục nam.

  • 29/03/2023

    7 loại thực phẩm 'kìm hãm' cơ thể bạn hấp thụ canxi

    Canxi là một phần quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh và cần thiết cho xương chắc khỏe. Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm có thể 'kìm hãm' khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng quan trọng này của cơ thể.

  • 29/03/2023

    Bổ sung canxi với phụ nữ trung niên đúng cách để phòng bệnh tật

    Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc tạo xương, răng, móng tay chân, tham gia vào quá trình đông máu, co cơ, dẫn truyền thần kinh..

  • 29/03/2023

    Giảm cân an toàn: Nên giảm bao nhiêu kg trong một tuần là tốt nhất

    Giảm cân là mong muốn của nhiều người, nhưng giảm bao nhiêu kg cân trong 1 tuần để vừa đảm bảo sức khỏe và giảm cân hiệu quả không phải ai cũng biết. Đã có những trường hợp giảm cân nhanh, giảm cân cấp tốc nguy hại đến sức khỏe.

  • 29/03/2023

    Ăn gì để tự tăng huyết sắc tố tại nhà?

    Trong bài viết này, hãy tìm hiểu cách tăng nồng độ huyết sắc tố một cách tự nhiên bằng thực phẩm tại nhà:

  • 28/03/2023

    Những rủi ro tiềm ẩn của chế độ ăn giảm cân Keto bạn nên biết

    Các chế độ ăn kiêng thịnh hành, chẳng hạn như Keto thường hứa hẹn giảm cân nhanh chóng và cải thiện sức khỏe, nhưng những rủi ro đi kèm là gì?

  • 28/03/2023

    6 bệnh về mắt khi về già

    Mặc dù không phải tất cả các bệnh về mắt đều có thể ngăn ngừa được, nhưng một số biện pháp lối sống nhất định có thể làm giảm nguy cơ của bạn như không hút thuốc, đeo kính râm để bảo vệ mắt khỏi tia UV và ăn nhiều đa dạng các loại trái cây và rau củ. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Viện Y học ứng dụng Việt Nam:

Xem thêm