Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Căng thẳng ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

Tất cả chúng ta đều phải đối mặt với căng thẳng tại một số thời điểm trong cuộc sống. Đó có thể là vấn đề về công việc, về chuyện ốm đau trong gia đình hoặc về vấn đề tiền bạc, các vấn đề liên quan đến tình cảm, người thân mất đi, thay đổi môi trường sống,…

Căng thẳng là gì?

Căng thẳng (Stress) là phản ứng của cơ thể trước áp lực từ một tình huống hoặc sự kiện nhất định. Nó có thể là một phản ứng về thể chất, tinh thần hoặc cảm xúc.

Tất cả chúng ta đều phải đối mặt với căng thẳng tại một số thời điểm trong cuộc sống. Đó có thể là vấn đề về công việc, về chuyện ốm đau trong gia định hoặc về vấn đề tiền bạc, các vấn đề liên quan đến tình cảm, người thân mất đi, thay đổi môi trường sống,…

Căng thẳng không phải lúc nào cũng là điều xấu. Nó có thể khiến chúng ta tăng cường sự nhận thức về thế giới xung quanh mình cũng như giúp chúng ta tập trung nhiều hơn vào nhận thức đó. Trong nhiều trường hợp căng thẳng giúp chúng ta có đủ sự mạnh mẽ để giải quyết vấn đề. Nếu căng thẳng kéo dài, bạn có thể bị ảnh hưởng về thể chất, cảm xúc và tinh thần.

Các triệu chứng của căng thẳng.

Căng thẳng cấp tính

Đôi khi bạn có thể cảm thấy căng thẳng trong một thời gian ngắn. Như khi bạn cần thực hiện một dự án hoặc khi bạn phải nói chuyện trước đám đông. Bạn có thể cảm thấy khó chịu bụng và đổ mồ hôi ở lòng bàn tay nhưng không có gì cần phải lo lắng về tình trạng này. Những tác nhân gây căng thẳng tích cực này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và là cách cơ thể vượt qua một tình huống khó khăn

Căng thẳng mạn tính

Nếu bạn để căng thẳng quá lâu, nó có thể gây ra những tác động xấu về đến sức khỏe, đặc biệt nếu nó trở thành mạn tính. Bạn cần lưu ý những dấu hiệu cảnh bảo của tình trạng căng thẳng mạn tính như:

Các tác động của căng thẳng về mặt thể chất như: Đau đầu, khó ngủ hoặc ngủ rất nhiều, đau hoặc căng cơ, vấn đề về tiêu hóa, tăng huyết áp, thay đổi ham muốn tình dục, tăng huyết áp.

Ảnh hưởng về cảm xúc của căng thẳng: Buồn rầu, lo lắng, bồn chồn, mất động lực, dễ cáu giận, hoặc trầm cảm.

Đôi khi bạn có thể cảm thấy mình có quá nhiều vấn đề cần giải quyết và bạn sẽ trở nên quá tải. Nếu bạn nghĩ rằng bạn không thể quản lý được căng thẳng, bạn nên đi gặp các bác sĩ để nhận được những lời khuyên về sức khỏe. Một số dấu hiệu của hiện tượng quá tải mà bạn cần lưu ý như:

  • Cảm thấy bi áp lực liên tục
  • Luôn trong trạng thái lo lắng
  • Sử dụng rượu bia hoặc chất kích thích để giải quyết căng thẳng
  • Ăn quá nhiều
  • Hút thuốc

Căng thẳng ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Căng thẳng là bất kỳ sự thay đổi nào trong môi trường đòi hỏi cơ thể phải phản ứng và điều chỉnh để đáp ứng. Cơ thể phản ứng với những thay đổi đó thông qua cả thể chất, tinh thần và cảm cảm xúc. Căng thẳng là một điều tất yếu của cuộc sống. Rất nhiều sự kiện xảy ra với bạn hay xung quanh bạn và nhiều thứ bạn làm cho chính bản thân mình đều đặt áp lực lên chính mình. Trải nghiệm đó có thể dưới dạng căng thẳng tiêu cực hoặc tích cự từ môi trường sống, cơ thể và ý nghĩ của bạn. Cơ thể con người được thiết kể để trải qua các căng thẳng và tương tác với căng thẳng. Căng thẳng có thể là điều tích cực - chẳng hạn như được thăng chức trong công việc hoặc được giao những trách nhiệm lớn hơn. Căng thẳng trở nên tiêu cực khi một người phải đối diện với các thử thách một cách liên tục mà không có các giai đoạn nghỉ ngơi giữa các thử thách kết quả là chúng ta bị quá tải và căng thẳng ngày càng gia tăng.

Căng thẳng tiêu cực có thể dẫn đến các triệu chứng về mặt thể chất như đau đầu, đau bụng, tăng huyết áp, đau ngực và rối loạn giấc ngủ. Các nghiên cứu cho thấy rằng căng thẳng cũng có thể gây ra hoặc làm trầm trọng hơn một số bệnh hoặc triệu chứng.

Căng thẳng cũng có thể gây ảnh hưởng đối với những người sử dụng đồ uống có cồn, thuốc lá hoặc các chất kích thích để giải tỏa căng thẳng. Đáng buồn thay, thay vì giải tỏa căng thẳng và đưa cơ thể trở lại trạng thái thoải mái, thì những chất này có xu hướng khiến cơ thể luôn trong trạng thái căng thẳng và gây ra nhiều vấn đề hơn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng

  • 43% tổng số người trưởng thành phải chịu những ảnh hưởng xấu liên quan đền sức khỏe do căng thẳng
  • 70% đến 90% tất các lần khám ở các phòng khám của bác sĩ là do căng thẳng và phàn nàn liên quan đến căng thẳng
  • Căng thẳng có thể góp phần gây ra các vấn đề như đau đầu, tăng huyết áp, các vấn đề về tim, tiểu đường, tình trạng về da, bệnh hen suyễn, viêm khớp, trầm cảm và lo âu.
  • Cơ quan quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp của Mỹ (OSHA) khẳng định rằng căng thẳng là một hiểm họa nơi làm việc. Căng thẳng làm tiêu tốn cho ngành công nghiệp hơn 300 tỉ đô mỗi năm.
  • Tỷ lệ mắc rối loạn cảm xúc suốt đời là hơn 50%, thường là do các căng thẳng mạn tính và căng thẳng không được điều trị.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Ảnh hưởng của stress lên cơ thể

 

BS Tạ Tùng Duy - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (webMD) -
Bình luận
Tin mới
  • 06/12/2024

    Muốn "mẹ tròn con vuông", bà bầu cần kiêng những ăn gì?

    Chế độ ăn uống trong suốt thai kỳ là yếu tố quan trọng với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Để đảm bảo an toàn cho con, bà bầu nên hạn chế, kiêng ăn những thực phẩm, đồ uống có nguy cơ ngộ độc cao, gây hại cho sức khỏe.

  • 06/12/2024

    Loại quả giúp tăng cường ham muốn tự nhiên

    Ít ai biết rằng, táo không chỉ là loại quả bổ dưỡng mà còn đóng vai trò giúp cải thiện ham muốn tự nhiên. Vậy bằng cách nào và chúng có những dưỡng chất gì tốt cho “chuyện ấy”? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

  • 06/12/2024

    Những thay đổi ở vùng kín sau khi sinh con

    Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về những thay đổi ở âm đạo mà phụ nữ có thể gặp phải sau khi sinh con và đưa ra những lời khuyên hữu ích để việc phục hồi sau sinh trở nên dễ dàng hơn.

  • 05/12/2024

    Nên và không nên làm gì khi điều trị viêm tai tại nhà

    Viêm tai là một tình trạng khá phổ biến, đặc biệt ở trẻ em. Mặc dù có thể tự điều trị tại nhà cho một số trường hợp nhẹ, nhưng việc hiểu rõ những gì nên và không nên làm là rất quan trọng để tránh làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

  • 05/12/2024

    Bà bầu cần bổ sung vi chất nào để có thai kỳ khỏe mạnh?

    Trước và trong quá trình mang thai, chị em cần bổ sung một số vi chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh chế độ ăn uống, bà bầu còn cần sự hỗ trợ của thực phẩm chức năng và viên uống vitamin tổng hợp.

  • 05/12/2024

    Bệnh tim mạch và những điều cần lưu ý khi trời trở lạnh

    Không khí lạnh kéo đến mang theo nhiều nguy cơ đối với sức khỏe tim mạch. Các cơn huyết áp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim...có khả năng bột phát, nhất là những người cao tuổi hoặc người có các bệnh lý nền. Để phòng ngừa những rủi ro liên quan và có một mùa đông ấm cúng bên cạnh gia đình, hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu một số lưu ý quan trọng về bệnh tim mạch trong bài viết dưới đây nhé!

  • 05/12/2024

    Các tác nhân gây ung thư phổ biến

    “Carcinogen” là tác nhân có khả năng gây ung thư. Đây là những chất có thể làm thay đổi cấu trúc DNA hoặc quá trình phân chia tế bào, dẫn đến sự phát triển không kiểm soát của các tế bào và hình thành khối u ác tính. Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các tác nhân gây ung thư phổ biến trong bài viết dưới đây.

  • 05/12/2024

    Thực phẩm tốt cho người bệnh viêm amidan

    Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng với người viêm amidan. Vậy bị viêm amidan nên ăn và kiêng thực phẩm gì để chóng khỏi bệnh?

Xem thêm