Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Stress ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

Cơ thể mỗi người phản ứng với stress theo cách riêng và cần biện pháp khác nhau để giảm mức độ căng thẳng. Dưới đây là cái nhìn tổng quát về ảnh hưởng của stress đến toàn bộ cơ thể bạn.

Stress và lo âu khiến chúng ta tỉnh táo và cảnh giác hơn. Nhiều người bị áp lực lâu dài thường trằn trọc vào ban đêm, thức giấc nhiều lần và khó ngủ lại. Stress xấu cũng khiến khó đạt được trạng thái REM, khi não bộ của con người ở mức hoạt động thấp nhất và cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi tốt nhất.

Thiếu ngủ khiến chúng ta mệt mỏi và uể oải vào ban ngày. Đôi khi tâm trạng thất thường khiến stress kéo dài hơn.

Nổi mụn

Nếu bạn từng nổi mụn ngay trước kỳ thi hay cuộc họp quan trọng, nguyên nhân có thể do stress. Nồng độ hormone căng thẳng cortisol tăng vọt khiến cơ thể sản sinh nhiều testosterone. Hormone này lại kích thích tuyến bã nhờn trên da, khiến da đổ dầu nhiều hơn và gây ra bít tắc lỗ chân lông. Từ đó, stress lâu dài gây ra mụn trên mặt.

Không chỉ vậy, nồng độ cortisol và adrenaline tăng cao do stress còn gây ra viêm da. Các vấn đề da liễu như eczema, rosacea (chứng đỏ mặt) và vẩy nến đều bị kích thích bởi stress.

Rụng tóc

Khi da đầu tăng tiết dầu, da có thể bị viêm da tiết bã, dẫn đến bị gàu và rụng tóc. Nhiều người bị rụng tóc tạm thời trong một thời gian stress nặng. 

Đau đầu

Các chuyên gia chưa tìm ra cơ chế gây đau đầu do stress. Nhiều người tin rằng lý do là sự thay đổi quá lớn về những chất dẫn truyền xung thần kinh và hormone trong não gây ra cơn đau đầu. 

Stress có thể gây đau đầu, giảm thị lực tạm thời

Những cơn đau đầu do stress còn có thể ảnh hưởng thị lực tạm thời, khiến người bị stress nhìn thấy bóng mờ trong tầm nhìn. Sự gia tăng cortisol cũng có thể khiến các cơ bắp co giật, đặc biệt là giật mí mắt, máy mắt.

Nghiến răng 

Hiện tượng nghiến răng, siết hàm có thể xuất hiện khi bạn gặp căng thẳng, tích tụ quá nhiều năng lượng tiêu cực. Nhiều khi bạn còn không nhận ra mình đang nghiến răng, cho đến khi bạn bị đau đầu hoặc đau hàm răng. Về lâu dài, nghiến răng có thể khiến mẻ, vỡ răng.

Đau cơ

Nếu bạn bị đau lưng, cổ hoặc cứng vai, bạn có thể đang gặp stress. Khi bị căng thẳng thần kinh, thay vì hít một hơi thật dài từ bụng, ta hít những nhịp thở nông từ vùng cổ và vai. Do đó, những vùng này dễ bị đau do stress kéo dài.

Rối loạn tiêu hóa

Đường ruột của bạn chứa nhiều neuron thần kinh có nhiệm vụ gửi và nhận tín hiệu từ não, khiến hệ tiêu hóa cực kỳ nhạy cảm với stress và các cảm xúc khác.

Khi rơi vào trạng thái stress, cơ thể ngừng lại nhịp tiêu hóa và có thể dẫn đến táo bón, tiêu chảy hoặc đau dạ dày.

Rối loạn kinh nguyệt

Stress xấu có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Nồng độ cortisol tăng cao khiến não ngưng sản xuất hormone gonadotropin (GnRH). Nồng độ GnRH thấp khiến tuyến yên không sản xuất những hormone khác có nhiệm vụ báo hiệu rụng trứng. Kết hợp với nhiều yếu tố khác, stress có thể khiến phụ nữ ngừng rụng trứng, trễ kinh hoặc tắt kinh tạm thời.

Tham khảo thông tin tại bài viếtStress và tình dục - Mối quan hệ hai chiều

Quỳnh Trang H+ (Theo Well and Good) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2025

    Nguyên nhân nào có thể gây ra rối loạn cương dương?

    Nếu thỉnh thoảng bạn gặp vấn đề về cương dương thì bạn không cần phải điều trị, tuy nhiên nếu các vấn đề xảy ra thường xuyên hơn, bạn có thể bị rối loạn cương dương. Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các nguyên nhân của tình trạng này.

  • 26/04/2025

    Cách xác định và điều trị hành vi chống đối xã hội ở trẻ em

    Các hành vi tiêu cực và chống đối xã hội có thể được quản lý, nhưng nếu không được can thiệp kịp thời, nó có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn ở tuổi trưởng thành.

  • 25/04/2025

    Quà vặt bủa vây cổng trường không thể xem là…chuyện vặt

    “Xiên bẩn”- món quà vặt không còn xa lạ với nhiều người, nhất là trẻ em. Với mức giá chỉ từ 2.000 đồng/xiên nhưng tiềm ẩn đầy nguy cơ có hại cho sức khỏe. Từ lâu, câu chuyện quà vặt ở cổng trường không thể xem là… chuyện nhỏ.

  • 25/04/2025

    Tại sao ngộ độc thức ăn nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng lại nguy hiểm tính mạng?

    Ngộ độc thực phẩm do nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng là một trong những ngộ độc có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được bù dịch đúng cách và điều trị kịp thời.

  • 25/04/2025

    Giảm áp lực, vượt qua căng thẳng mùa thi

    Sức khỏe tinh thần của trẻ em trong mùa thi là một vấn đề đáng quan tâm hàng đầu, đặc biệt khi căng thẳng và áp lực học tập ngày càng gia tăng. Bài viết này sẽ đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân gây căng thẳng cho trẻ, biểu hiện của stress và các phương pháp giúp trẻ giảm căng thẳng, thư giãn tinh thần để đạt kết quả tốt nhất trong mùa thi.

  • 24/04/2025

    Các bước dưỡng da giảm nếp nhăn từ tuổi 30

    Một làn da căng mịn, ít nếp nhăn hoàn toàn có thể đạt được nếu bạn chăm sóc đúng cách và kiên trì...

  • 24/04/2025

    Phình đại tràng do nhiễm độc là gì?

    Phình đại tràng do nhiễm độc là một bệnh lý hiếm gặp nhưng lại là một bệnh nguy hiểm. Bạn có thể mắc bệnh này nếu bạn bị viêm đại tràng nghiêm trọng và cần tích cực điều tri sớm để tránh các chất độc bắt đầu rò rỉ vào máu của bạn và gây nguy hiểm. Cùng tìm hiểu về chứng bệnh này qua bài viết sau đây!

  • 23/04/2025

    Nám da có trị hết hẳn được không?

    Nám da là tình trạng da liễu phổ biến, đặc biệt ở phụ nữ. Nám da gây ra các mảng da sẫm màu, thường xuất hiện ở mặt, trán... Có thể điều trị nám hết hẳn hay không còn tùy vào tình trạng nám khác nhau cũng như phương pháp điều trị.

Xem thêm