SARS-CoV-2 có xu hướng ngày càng dễ lây nhiễm hơn và ít nghiêm trọng hơn.
Tiến sĩ Amesh Adalja, thuộc Trung tâm An ninh y tế Johns Hopkins (Mỹ), cho biết: "SARS-CoV-2 được dự đoán sẽ gia nhập nhóm 4 thành viên virus corona đang lưu hành gây cảm lạnh thông thường và trở thành virus corona đặc hữu có thể gây lây nhiễm nhiều lần ở người".
"Nó sẽ trở thành một trong số những virus đường hô hấp mà con người phải đối mặt, và sẽ ngày càng ít nghiêm trọng hơn và dễ kiểm soát hơn bằng các biện pháp y tế và khả năng thích ứng với cộng đồng" - Adalia cho biết thêm.
Theo các chuyên gia, với sự xuất hiện của biến thể Omicron, SARS-CoV-2 đã trở nên dễ dàng gây tái nhiễm hơn ngay cả với những người đã áp dụng các biện pháp miễn dịch phòng vệ chống COVID-19.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 và tiền sử từng mắc COVID-19 có thể giúp chúng ta tránh bị tình trạng bệnh nặng, nhưng cả 2 điều kiện này đều không thể giúp ngăn chặn được việc tái nhiễm SARS-CoV-2 nhiều lần ở một số người.
Các nghiên cứu đã ước tính rằng, tỷ lệ nhiễm biến thể Omicron cao gấp 6-8 lần so với nhiễm biến thể Delta ở Mỹ. Nhưng thực tế vẫn chưa xác định được chính xác tỷ lệ mắc vì nhiều trường hợp nhiễm virus không báo cáo khi mọi người tự xét nghiệm tại nhà.
Tiến sĩ William Schaffner, Giám đốc y tế của Quỹ quốc gia về các bệnh truyền nhiễm Mỹ, cho biết: "Có thể loại virus này hiện đã đột biến nên rất dễ lây lan nhưng lại gây ra bệnh nhẹ. Đây là biến thể virus không tạo ra được sự bảo vệ miễn dịch bền vững, vì vậy có khả năng con người sẽ bị tái nhiễm theo chu kỳ".
"Không giống như cúm mà giống như cảm lạnh thông thường, COVID-19 có khả năng trở thành vấn đề gây ảnh hưởng quanh năm. Ngoài các đợt COVID-19 thường bùng phát mạnh hơn vào những tháng mùa đông, khi mọi người thường xuyên ở trong nhà và nguy cơ lây nhiễm tăng cao, SARS-CoV-2 cũng có khả năng gây bùng phát bệnh vào mùa hè" - Schaffner cho biết thêm.
Các chuyên gia cho rằng: "Cúm về cơ bản biến mất từ tháng 4 đến khoảng tháng 9 hoặc tháng 10, và sau đó có những đợt bùng phát mạnh theo mùa. COVID-19 không như vậy, đã có những đợt bùng phát bệnh vào cả mùa hè và mùa đông, điều này có thể gây ra dịch bệnh bất cứ lúc nào trong năm".
Các chuyên gia cho biết, một phần nhỏ những người bị mắc COVID-19 sẽ có nguy cơ mắc các triệu chứng COVID-19 kéo dài, do các phản ứng đáp ứng miễn dịch quá mức của cơ thể đối với virus, điều này có thể dẫn đến các tổn thương thần kinh và nội tạng.
Tiến sĩ Aaron Glatt, Trưởng phòng các bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Mount Sinai South Nassau ở Oceanside (Mỹ), cho biết: "Chúng tôi đang xử lý tốt hơn đối với vấn đề này, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng tôi không cần tìm hiểu thêm nhiều điều về COVID-19 kéo dài".
Theo các chuyên gia, một biện pháp có thể giúp ngăn ngừa các triệu chứng COVID-19 kéo dài, đó là đảm bảo việc tiêm chủng đầy đủ vaccine phòng COVID-19. Tuy nhiên, ngay cả những người khỏe mạnh cũng có thể gặp các triệu chứng dai dẳng của COVID-19, do vậy những đối tượng dễ bị tổn thương sẽ cần phải được quan tâm hơn nữa.
Schaffner cho rằng: "Người cao tuổi, có tình trạng sức khỏe yếu, mắc bệnh nền tiềm ẩn (bệnh tim, bệnh phổi, đái tháo đường,…), người béo phì, suy giảm hệ miễn dịch là những đối tượng cần được theo dõi sức khỏe cẩn thận hơn".
"Hãy sẵn sàng tiêm các mũi vaccine tăng cường phòng COVID-19 trong khi hệ thống y tế tiếp tục nỗ lực để ngăn ngừa sự đột biến liên tục của virus corona nhằm lẩn tránh hàng rào miễn dịch của cơ thể"- Schaffner nhấn mạnh.
Theo các chuyên gia, dự kiến đến mùa thu sẽ có vaccine phòng COVID-19 cập nhật mới (trên nền tảng vaccine cũ) và mọi người có thể sẽ được khuyến nghị tiêm 2 loại vaccine, đó là vaccine phòng COVID-19 và vaccine phòng cúm" -Schaffner cho biết thêm.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Rối loạn khứu giác hậu COVID-19 - Khi nào có thể hồi phục?
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.