Cuối tháng 4/2022, Việt Nam đã xây dựng kế hoạch tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 4. Hội đồng tư vấn sử dụng vaccine Bộ Y tế đã thống nhất việc tiêm phòng COVID-19 mũi 4 với đối tượng là những người từ 50 tuổi trở lên, người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng, người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19 (cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu, công nhân các khu công nghiệp).
Vaccine được sử dụng là vaccine mRNA (vaccine do hãng Pfizer hoặc Moderna sản xuất); vaccine do Astra Zeneca sản xuất; vaccine cùng loại với mũi 3. Thời gian tiêm cách ít nhất 4 tháng sau mũi 3. Đối với những người đã mắc COVID-19 sau khi tiêm mũi 3, cần hoãn 3 tháng sau khi mắc COVID-19.
Những đối tượng nào được ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 mũi 4?
Hầu hết các quốc gia cung cấp vaccine mũi thứ tư đều ưu tiên những người bị suy giảm miễn dịch. Cơ sở lý luận cho các chính sách này được hỗ trợ bởi nhiều bằng chứng, bao gồm từ nghiên cứu Octave (Quan sát nhóm thử nghiệm tế bào T và hiệu quả của vaccine với SARS-CoV-2) có trụ sở tại Vương quốc Anh, cho thấy rằng bốn trong số 10 người dễ bị tổn thương về mặt lâm sàng tạo ra nồng độ kháng thể thấp hơn so với những người khỏe mạnh sau khi tiêm hai liều vaccine COVID-19.
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng một nửa số bệnh nhân không có phản ứng kháng thể sau hai liều đã có một số phản ứng sau ba liều. Điều này có nghĩa là khoảng một phần tư số bệnh nhân bị ức chế miễn dịch vẫn không có phản ứng sau ba liều. Một số bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch không có bất kỳ phản ứng nào hoặc phản ứng không đầy đủ so với nhóm chứng khỏe mạnh sau ba liều, vì vậy họ có thể cần ít nhất 4 liều để tăng cường phản ứng miễn dịch.
Các quốc gia trên thế giới tiêm chủng mũi 4 vaccine COVID-19 như thế nào?
Đầu năm 2022, Israel bắt đầu cung cấp liều vaccine thứ tư cho tất cả người lớn trên 60 tuổi, nhân viên y tế và bệnh nhân trong viện dưỡng lão, khiến nước này trở thành quốc gia đầu tiên cung cấp liều vaccine thứ 4 cho cộng đồng. Liều vaccine này được kỳ vọng sẽ giảm nguy cơ với tất cả các biến thế của Omicron.
Ủy ban về tiêm chủng và chủng ngừa (JCVI) của Vương quốc Anh cho biết họ đang chờ thêm dữ liệu về khả năng miễn dịch suy giảm và hiệu quả của việc tiêm chủng trong việc giảm tỷ lệ nhập viện trước khi quyết định cung cấp lần tiêm thứ tư cho nhiều nhóm người hơn. Tương tự, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ vẫn chưa khuyến cáo liều thứ tư cho toàn thể người dân.
Bộ Y tế Việt Nam đang giao cho Hội đồng vaccine họp và chuẩn bị hướng dẫn để tiêm mũi 4 cho các đối tượng từ 18 tuổi trở lên, đồng thời đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi. Theo chỉ đạo của Thủ tướng, hoàn thành tiêm cho các đối tượng trẻ em từ 5 đến 11 tuổi chưa bị nhiễm SARS-CoV-2, cơ bản xong mũi 1, mũi 2 trong quý II. Bộ Y tế đề nghị các cơ quan báo chí tuyên truyền, vận động các đối tượng đi tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3 và mũi 4 (sau khi có hướng dẫn tiêm mũi 4).
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Khi nào sẽ cần tiêm vaccine COVID-19 mũi thứ 4?
Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.
Nếu bạn thường xuyên thức dậy vào ban đêm để đi tiểu, bạn có thể tự hỏi liệu có vấn đề gì không. Hầu hết người trưởng thành không cần đi vệ sinh nhiều hơn một lần trong 6-8 giờ ngủ. Nếu bạn đi tiểu nhiều lần trong đêm, có thể bạn đã mắc chứng tiểu đêm hoặc cũng có thể là dấu hiệu báo hiệu một vấn đề như bệnh tiểu đường.
Bữa sáng bằng trái cây được nhiều người lựa chọn khi muốn giảm cân vì giàu vitamin, chất xơ và ít calo. Tuy nhiên, chỉ ăn trái cây vào buổi sáng có thực sự tốt cho sức khỏe và hỗ trợ giảm cân hiệu quả?
Khi chân tay không nhận đủ máu, tay hoặc chân của bạn có thể cảm thấy lạnh hoặc tê. Nếu bạn có làn da sáng, chân của bạn có thể chuyển sang màu xanh. Lưu thông máu kém cũng có thể làm khô da, khiến móng tay giòn và khiến tóc rụng, đặc biệt là ở chân và bàn chân. Một số nam giới có thể gặp khó khăn trong việc cương cứng hoặc duy trì sự cương cứng. Và nếu bạn bị tiểu đường, vết trầy xước, vết loét hoặc vết thương của bạn có xu hướng lành chậm hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn một số mẹo để cải thiện lưu thông máu.
Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.
Bạn có bao giờ lo lắng khi thấy con chậm lớn, thấp còi hơn bạn bè cùng trang lứa? Hay những bữa ăn đầy ắp yêu thương lại trở thành "cuộc chiến" với bé biếng ăn, gầy gò? Đừng lo, bởi suốt 7 năm qua, Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM đã đồng hành cùng hàng nghìn gia đình, giúp các bé không chỉ tăng chiều cao mà còn khỏe mạnh, tự tin trong cuộc sống.
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế