Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

So sánh vaccine COVID-19: tiến độ, chủng loại, giá thành và tính hiệu quả (phần 2)

Cập nhật ngày 26/05/2021, dựa trên báo cáo gốc được công bố ngày 24/11/2021.

(tiếp phần 1)

5. Vaccine Sputnik V

Vào ngày 11/11/2020, Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia về Dịch tễ học và Vi sinh vật học tại Nga đã tuyên bố tỷ lệ hiệu quả của vaccine Sputnik V là 92% sau liều tiêm thứ hai – trước khi tiến vào thử nghiệm pha III của vaccine. Kết quả này được dựa trên các phân tích ban đầu trong 21 ngày tiêm mũi đầu tiên trong pha III. Vào ngày 24/11, Trung tâm nghiên cứu đã tuyên bố hiệu quả của vaccine đạt 95% dựa trên dữ liệu sơ bộ mới. Đến ngày 14/12/2020, các báo cáo tiếp tục công bố hiệu quả là 91,4%. Ngày 2/2/2021, tạp chí The Lancet công bố dữ liệu pha III nghiên cứu chứng minh hiệu quả đạt 91,6% đối với chủng virus ban đầu trên toàn cầu.

Cho đến cuối tháng 5/2021, loại vaccine này vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Hiện tại, vaccine đang được phân phối ở 39 quốc gia và dự kiến ​​sẽ được phân phối ở 27 quốc gia sau đó. Tuy nhiên, dữ liệu thử nghiệm lâm sàng không nhất quán khiến các nhà khoa học đặt câu hỏi về các phân tích và tự hỏi – liệu các con số này có bị thao túng hay không. Ban đầu vaccine được ủy quyền tại Nga vào tháng 8/2020 sau khi chỉ được thử nghiệm trên 38 người. Viện nghiên cứu Gamaleya cũng đã công bố kết quả cho thấy hiệu quả 95% trên tạp chí The Lancet, tuy nhiên không bao gồm dữ liệu thô. Vào giữa tháng 5/2021, một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã nêu lên những lo ngại về các mẫu trong dữ liệu trong nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí The Lancet cho thấy khả năng dữ liệu đã không được đảm bảo.

  • Bản chất: vector virus (Adenovirus)
  • Liều: 2 liều
  • Giá: 10$ mỗi liều (230.000NVĐ)
  • Hiệu quả: 91,4%
  • Tương tác trên các biến thể: Không xác định. Dữ liệu thử nghiệm lâm sàng chủ yếu được thực hiện ở Nga trước khi xuất hiện các biến thể chính lưu hành.
6. Vaccine Sinovac Biotech

Vào ngày 13/1/2021, hãng dược phẩm Sinovac Biotech có trụ sở tại Trung Quốc đã báo cáo rằng vaccine COVID-19 của họ có hiệu quả 50,38% trong các thử nghiệm lâm sàng tại pha cuối ở Brazil. Tuy nhiên, các thử nghiệm lâm sàng về vaccine này đang cho những tỷ lệ hiệu quả khác nhau đáng kể. Tại Indonesia, một thử nghiệm địa phương cho thấy tỷ lệ hiệu quả là 65%, nhưng thử nghiệm chỉ tiến hành trên 1.620 người tham gia. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, báo cáo tỷ lệ hiệu quả cho con số là 91,25% vào tháng 12/2020. Một thử nghiệm khác ở Brazil do Viện Butantan tiến hành đã báo cáo tỷ lệ hiệu quả 78% trong các trường hợp nhẹ - trong khi đạt 100% đối với các trường hợp nhiễm trùng nặng và trung bình. Đây là loại vaccine bất hoạt - sử dụng virus SARS-CoV-2 đã bất hoạt để kích thích cơ thể sinh kháng thể.

Vào tháng 5/2021, WHO đã yêu cầu công ty Sinovac cung cấp thêm dữ liệu về độ an toàn của mũi tiêm và quy trình sản nó. Theo đó, WHO muốn xác định xem liệu vaccine có tuân thủ các tiêu chuẩn của WHO hay không và vào ngày 01/06/2021, WHO đã phê chuẩn cho phép sử dụng loại vaccine này trong trường hợp khẩn cấp. Đây là vaccine thứ 2 của Trung Quốc được WHO cấp phép.

  • Bản chất: Virus SARS-CoV-2 bất hoạt
  • Liều: 2 liều
  • Giá: 60$ mỗi liều ở Trung Quốc (1.380.000VNĐ) (29,75$ mỗi liều trên toàn cầu, tương đương khoảng 683.000VNĐ)
  • Hiệu quả: 50,38% đến 91,25%, tùy thuộc vào các thử nghiệm lâm sàng
  • Tương tác trên các biến thể: Không rõ, mặc dù một nghiên cứu ở Brazil đã chứng minh 50,4% hiệu quả ngăn ngừa nhiễm trùng có triệu chứng.
7. Vaccine Novavax

Vào ngày 28/1/2021, hãng dược Novavax ra thông báo rằng vaccine COVID-19 của họ (NVX-CoV2373) đã đạt tới điểm giới hạn, với hiệu quả là 89,3% trong thử nghiệm pha III tại Anh. Vaccine này là một ứng viên vaccine COVID-19 dựa trên protein. Các dữ liệu từ thử nghiệm pha IIb ở Nam Phi và một số thử nghiệm pha I, II và III của vaccine này đã chứng minh hiệu quả lâm sàng cao đối với các biến thể ở Anh và Nam Phi.

Vaccine của Novavax chứa một protein đột biến có kích thước đầy đủ, được tạo ra bằng cách sử dụng công nghệ hạt nano tái tổ hợp độc quyền của công ty. Vaccine ổn định ở nhiệt độ 2-8 độ C và được vận chuyển dưới dạng chất lỏng sẵn sàng cho quá trình sử dụng.

  • Bản chất: dựa trên protein
  • Liều: 2 liều
  • Giá: 16$ tại Mỹ (367.000VNĐ)
  • Hiệu quả: 89,3%
  • Tương tác với các biến thể: Hiệu quả chống lại các biến thể tại Anh và Nam Phi
8. Vaccine của CanSino Biologics

Vaccine của CanSino Biologics được đồng phát triển bởi quân đội Trung Quốc. Theo các nghiên cứu, vaccine này có tỷ lệ hiệu quả đạt 65,7% trong việc ngăn ngừa các trường hợp có triệu chứng. Điều này được dựa trên phân tích đa quốc gia lần đầu tiên được đăng trên Twitter bởi Faisal Sultan – cố vấn sức khỏe của Pakistan vào 8/2/2021. Thử nghiệm pha III của vaccine bao gồm 30.000 người tham gia đã chứng minh hiệu quả đạt 90,98% trong việc ngăn ngừa tình trạng bệnh nặng. Đây cũng là loại vaccine yêu cầu một liều duy nhất.

Hãng CanSino Biologis đã đồng ý cung cấp 35 triệu liều cho Mexico và đang đàm phán với Malaysia để cung cấp 3,5 triệu liều cho quốc gia này. Pakistan cũng đang tiến hành một trong những thử nghiệm lâm sàng lớn nhất đối với vaccine, và đã ký hợp đồng cho 20 triệu mũi tiêm. Ngoài ra, hãng cũng cho biết hiện đang làm việc với WHO để phê duyệt vaccine thông qua chương trình Covax. Kế hoạch thử nghiệm sắp tới cũng được đề xuất với Nga để xác định xem việc hoán đổi liều thứ hai của vaccine Sputnik V với vaccine Can Sino sẽ tạo ra khả năng bảo vệ tương tự hoặc tốt hơn hay không.

CanSino Biologics thông báo họ sẽ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vào tuần tới đối với một dạng vaccine thử nghiệm dạng hít, thay vì tiêm. Điều này xảy ra sau một số tranh cãi về vaccine COVID-19 của Trung Quốc – loại mà giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật nước này công khai thừa nhận rằng chúng “không có tỷ lệ bảo vệ cao cho lắm”. Do đó, chính phủ Trung Quốc đang xem xét các loại vaccin khác thay thế để tăng hiệu quả của vaccine trong nước. Trong một thử nghiệm vào hồi tháng 02/2021, vaccine đã chứng minh hiệu quả đạt 65,7% trong việc ngăn ngừa các trường hợp có triệu chứng. Nhưng vào tháng 4, công ty này lưu ý rằng tỷ lệ hiệu quả của vaccine dường như giảm theo thời gian, song bắt buộc phải đạt tỷ lệ 50% hoặc hơn từ 5 đến 6 tháng sau khi tiêm. Theo nghiên cứu của Viện Khoa học Y tế và Dinh dưỡng Quốc gia Mexico, vaccine CanSino chỉ tạo ra miễn dịch bảo vệ trong khoảng sáu tháng. Họ cũng tin rằng liều thứ 2 của vaccine là cần thiết.

  • Bản chất: vectơ virus, tải một kháng nguyên từ virus SARS-CoV-2 lên adenovirus.
  • Liều: 1 liều
  • Giá: chưa rõ
  • Hiệu quả: 65,7% khi ngăn ngừa các trường hợp có triệu chứng; 90,98% hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh nặng phải nhập viện hay tử vong.
  • Tương tác với các biến thể:  Không xác định.
9. Vaccine của Bharat

Vào ngày 22/4/2021, hãng dược Bharat Biotech của Ấn Độ đã báo cáo dữ liệu tạm thời từ thử nghiệm pha III của vaccine COVID-19 COVAXIN của họ, đồng thời chứng minh 100% hiệu quả chống lại tình trạng nhiễm trùng nặng. Vaccine được phát triển với các chủng virus từ Viện virus Quốc gia và được Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ tiến hành. Đây là một loại vaccine đã được tinh chế và vô hoạt hóa cao. Các phân tích tạm thời cho thấy hiệu quả của vaccine đạt 78% đối với bệnh nhẹ, vừa và nặng; và 70% hiệu quả đối với tình trạng bệnh không có triệu chứng. Vaccine này cũng không yêu cầu lưu trữ dưới 0 độ C, đồng thời không yêu cầu pha lại và có thể sẵn sàng sử dụng. Nhiệt độ ổn định của vaccine là ở 2-8 độ C.

Vào ngày 25/5/2021, hãng dược Bharat Biotech cho biết họ hy vọng vaccine sẽ nhận được WHO phê duyệt cho sử dụng khẩn cấp trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9. Việc phê duyệt theo quy định từng quốc gia vẫn đang diễn ra ở hơn 60 quốc gia, bao gồm Mỹ, Brazil và Hungary. Vaccine hiện tại được ủy quyền ở 13 quốc gia.

  • Bản chất: virus SARS-CoV-2 bất hoạt
  • Liều: 2 liều, mỗi liều cách nhau 28 ngày
  • Giá: 150₹ hoặc 2$ (46.000VNĐ)
  • Hiệu quả: 100% chống lại nhiễm trùng nặng; 78% so với mức độ nhẹ, trung bình và nặng; 70% chống lại các trường hợp không có triệu chứng
  • Tương tác với các biến thể: biến thể ban đầu toàn cầu, có thể vô hiệu hóa biến thể Anh
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm