Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Vaccine COVID-19: liệu có an toàn, tác dụng phụ đã xảy ra hay chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên

Khi đại dịch hoành hành, rõ ràng việc tiêm chủng một cách rộng rãi là biện pháp cần thiết giúp ngăn chặn dịch bệnh. Giữ khoảng cách, đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên là những biện pháp hữu hiệu phòng dịch, nhưng không thể tuân thủ trong mọi trường hợp. Và tất nhiên, những biện pháp này không hiệu quả nếu chúng không được tuân thủ.

Vì vậy, sự phát triển nhanh chóng của vaccine mARN và các vaccine khác để ngăn ngừa COVID-19 là điều đáng hoan nghênh. Nhưng trong khi nhiều người đang tranh giành để được tiêm phòng thì một số khác lại do dự.

Những loại vaccine này có an toàn và hiệu quả không?

Một câu hỏi được đặt ra là liệu các loại vaccine hoàn toàn mới được nghiên cứu phát triển với tốc độ chưa từng có để chống lại COVID-19 một virus mới, liệu có hiệu quả và an toàn để sử dụng hay không. Dưới đây là một vài thông tin cần biết về những loại vaccine này.

Hiệu quả tổng thể của các vaccine phòng COVID-19 đã được ghi nhận trong các báo cáo là  khoảng 70% đến 95%. Con số này cao hơn hiệu quả trung bình của vaccine cúm.

Một cuộc thử nghiệm vaccine Pfizer / BioNTech với gần 44.000 tình nguyện viên cho thấy việc tiêm vaccine có hiệu quả 95%. Vaccine này được phép sử dụng ở Mỹ.

Một thử nghiệm vaccine Moderna với hơn 30.000 tình nguyện viên đã báo cáo hiệu quả là 94%. Vaccine này được phép sử dụng ở Mỹ.

Một thử nghiệm vaccine AstraZeneca / Oxford đã báo cáo hiệu quả trung bình là 70% với liều đầy đủ, kết quả còn tốt hơn lên tới 90% với liều thấp hơn. Vaccine này được phép sử dụng ở Anh, nhưng chưa được phép sử dụng ở Mỹ.

Một thử nghiệm của Johnson & Johnson (Janssen) đã báo cáo hiệu quả tổng thể là 66% (72% ở Mỹ) trong việc ngăn ngừa COVID-19 ở  mức độ trung bình đến nghiêm trọng. Vaccine này được phép sử dụng ở Mỹ.

Những loại vaccine này không chỉ làm giảm nguy cơ nhiễm COVID-19 mà khi nhiễm bệnh vaccine cũng làm giảm nguy cơ khiến bệnh trở nặng.

Các tác dụng phụ phổ biến nhất của vaccine COVID là gì?

Trong các thử nghiệm lâm sàng lớn, hầu hết các tác dụng phụ thường ít xảy ra. Khi các tác dụng phụ xảy ra, chúng thường chỉ kéo dài vài ngày. Các tác dụng phụ hay phản ứng sau tiêm không hẳn là xấu; điều đó cho thấy cơ thể đang hình thành hàng rào bảo vệ chống lại viruss.

Đối với bốn loại vaccine được liệt kê ở trên, các tác dụng phụ thường gặp bao gồm:

  • Đau ở chỗ tiêm
  • Các hạch bạch huyết sưng tấy, đau ở cánh tay nơi tiêm vaccine
  • Mệt mỏi
  • Đau đầu
  • Đau nhức cơ hoặc khớp
  • Buồn nôn và nôn
  • Sốt hoặc ớn lạnh.

Các tác dụng phụ khác có thể xảy ra

Phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Sốc phản vệ hiếm khi xảy ra, thường gặp ở những người đã từng có phản ứng nghiêm trọng với vaccine trong quá khứ. Các ước tính của CDC cho thấy sốc phản vệ xảy ra trong 11 trường hợp trên 1 triệu liều ở những người được tiêm vaccine COVID-19 của Pfizer / BioNTech. Các dấu hiệu là khó thở, sưng mặt và họng, phát ban và tụt huyết áp. Phản ứng này thường xảy ra ngay sau khi tiêm chủng và có thể được điều trị bằng epinephrine. Đó là lý do tại sao mọi người được theo dõi trong ít nhất 15 phút sau khi tiêm vaccine

Những cái chết không rõ nguyên nhân. Một báo cáo gần đây về 23 trường hợp tử vong ở những người cao tuổi tiêm vaccine ở Na Uy đã làm dấy lên những lo ngại về tính an toàn đối với vaccine COVID-19 mới. Tuy nhiên, cần phải điều tra thêm để xác định xem liệu những ca tử vong này có liên quan đến vaccine hay không, hay còn do vấn đề sức khỏe ở người cao tuổi.

2 quan niệm sai lầm về vaccine

Việc thận trọng trước bất kỳ phương pháp điều trị mới nào là điều bình thường. Nhưng 2 quan niệm sai lầm phổ biến có thể khiến mọi người từ chối việc tiêm vaccine COVID.

Các vấn đề sức khỏe đổ lỗi cho vaccine một cách không chính xác. Khi các vấn đề sức khỏe phát triển ngay sau khi tiêm chủng, mọi người có xu hướng đổ lỗi cho vaccine. Tuy nhiên, ung thư, đột quỵ, đau tim, rối loạn đông máu và các bệnh hiếm gặp đã xảy ra trước đại dịch và tất nhiên sẽ tiếp tục xảy ra. Nhiều người có thể sẽ xuất hiện các vấn đề sức khỏe đó cho dù họ có tiêm phòng hay không. Đây có thể là một sự đổ lỗi cho vaccine. Nếu không, nhiều khả năng đó chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên không liên quan đến vaccine. Ví dụ, một số trường hợp hiếm gặp của bệnh liệt Bell và các bệnh thần kinh khác.đã được báo cáo sau khi tiêm vaccine COVID-19. Nhưng cho đến nay, không có gợi ý rõ ràng rằng vaccine có bất kỳ vai trò nào trong việc gây ra các vấn đề sức khỏe đó. Tương tự, một bác sĩ ở Florida mắc chứng rối loạn đông máu bị tử vong hai tuần sau khi tiêm vaccine COVID-19 đã làm dấy lên lo ngại rằng vaccine chính là nguyên nhân. Các nhà chức trách đang tiến hành điều tra các trường hợp tương tự. Tình trạng này không xảy ra phổ biến trong số hàng chục nghìn đối tượng thử nghiệm lâm sàng, vì vậy nó có thể là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Lo ngại rằng vaccine khiến người tiêm mắc COVID-19. Điều đó không thể xảy ra, bởi vì không có viruss SARS-CoV-2 sống nào được sử dụng trong các loại vaccine hiện có hoặc những loại đang được phát triển. Nếu một người nhiễm COVID-19 ngay sau khi tiêm chủng, thì đó không phải là do vaccine. Đó là do vaccine không thành công trong việc phòng ngừa lây nhiễm hoặc người bệnh đã nhiễm virus trước khi vaccine có cơ hội phát huy tác dụng. Trên thực tế, một số người có thể đã bị nhiễm virus tại thời điểm tiêm chủng.

Điểm mấu chốt

Cho đến nay, chúng ta biết COVID-19 là một căn bệnh khó lường và có khả năng gây tử vong. Và thông tin có được về tính hiệu quả và an toàn của việc tiêm chủng COVID-19 rất đáng khích lệ. Các tác dụng phụ nhẹ nên được mong đợi; phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể hiếm khi xảy ra. Tác dụng phụ của vaccine không phải là lý do để hầu hết mọi người tránh tiêm vaccine.

Khi số lượng người tiêm vaccine và số lượng các loại vaccine khác nhau tăng lên, sự cảnh giác là điều cần thiết. Những gì chúng ta biết ngày nay về tác dụng phụ và sự an toàn của vaccine vẫn chưa dừng lại ở đó. Các tình nguyện viên trong các thử nghiệm lâm sàng và người của công chúng đã được tiêm chủng vẫn tiếp tục được theo dõi và được khuyến khích báo cáo các vấn đề bất thường xảy ra sau khi tiêm vaccine .

Có những ưu và nhược điểm đối với bất kỳ phương pháp điều trị y tế mới nào. Nhưng hãy nhớ rằng cũng có những ưu và khuyết điểm đối với việc từ chối điều trị. Dựa trên việc đọc thông tin hiện có, việc quyết định tiêm vaccine chống lại COVID-19 sẽ là một quyết định dễ dàng hơn đối với bạn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Virus SARS-CoV-2 có thể lây qua đường không khí

Bình luận
Tin mới
  • 26/03/2025

    Ăn nhiều thịt để giảm cân, thận trọng với nguy cơ sỏi thận

    Chế độ giảm cân ăn nhiều protein (chủ yếu là thịt) được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu mới cảnh báo, việc tuân theo chế độ ăn thịt sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.

  • 26/03/2025

    Mối nguy hiểm của bệnh sởi ở người lớn

    Chúng ta thường nghĩ chỉ trẻ em mới mắc bệnh Sởi mà không biết rằng người lớn cũng có thể mắc sởi, thậm chí có thể gặp những biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi.

  • 26/03/2025

    Đánh răng khi nào để có lợi nhất?

    Mặc dù đánh răng là điều cần thiết để giữ cho hàm răng trắng sáng của bạn luôn trong tình trạng tốt nhất, nhưng thời điểm đánh răng cũng rất quan trọng. Trên thực tế, đánh răng quá sớm sau một số bữa ăn nhất định (và trong một số tình huống khác) có thể gây nguy hiểm cho men răng của bạn. Bạn có tò mò không? Chúng ta sẽ tìm hiểu những thời điểm đáng ngạc nhiên khi việc đánh răng có thể gây hại nhiều hơn lợi, bạn nên "nhịn" bao lâu và làm thế nào để bảo vệ răng mà không ảnh hưởng đến nụ cười của bạn.

  • 25/03/2025

    Thay thế bơ bằng dầu thực vật có lợi cho sức khỏe ra sao?

    Theo nghiên cứu mới tại Mỹ, việc thay bơ bằng dầu thực vật trong chế độ ăn hàng ngày có thể mang lại những lợi ích đáng kể cho sức khỏe.

  • 25/03/2025

    Sức khỏe lao động mùa nóng ẩm: Những lưu ý và biện pháp bảo vệ

    Mùa nóng ẩm luôn là một thách thức lớn đối với sức khỏe của người lao động. Đặc biệt là những người lao động ngoài trời hoặc trong môi trường làm việc có nhiệt độ không đảm bảo.

  • 24/03/2025

    Hai lợi ích tuyệt vời của việc ăn dâu tây đối với người cao tuổi

    Sức khỏe tim mạch tốt và trí óc minh mẫn là mong muốn của bất cứ người cao tuổi nào. Ngoài lối sống và dinh dưỡng lành mạnh thì cách lựa chọn thực phẩm cũng rất quan trọng và thói quen ăn dâu tây hằng ngày rất có lợi.

  • 24/03/2025

    Cùng bé vươn cao, chạm đỉnh dễ dàng - Mừng sinh nhật VIAM clinic 7 tuổi

    Bạn có bao giờ lo lắng khi thấy con chậm lớn, thấp còi hơn bạn bè cùng trang lứa? Hay những bữa ăn đầy ắp yêu thương lại trở thành "cuộc chiến" với bé biếng ăn, gầy gò? Đừng lo, bởi suốt 7 năm qua, Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM đã đồng hành cùng hàng nghìn gia đình, giúp các bé không chỉ tăng chiều cao mà còn khỏe mạnh, tự tin trong cuộc sống.

  • 24/03/2025

    Cùng bé vươn cao, chạm đỉnh dễ dàng - Mừng sinh nhật VIAM Clinic 7 tuổi

    Bạn có bao giờ lo lắng khi thấy con chậm lớn, thấp còi hơn bạn bè cùng trang lứa? Hay những bữa ăn đầy ắp yêu thương lại trở thành "cuộc chiến" với bé biếng ăn, gầy gò? Đừng lo, bởi suốt 7 năm qua, Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM đã đồng hành cùng hàng nghìn gia đình, giúp các bé không chỉ tăng chiều cao mà còn khỏe mạnh, tự tin trong cuộc sống.

Xem thêm