Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo vaccine cúm cần được tiêm định kỳ, mỗi năm một lần, áp dụng với mọi đối tượng từ 6 tháng tuổi trở lên. Trong số đó, có những nhóm cần đặc biệt quan tâm, nhằm tránh biến chứng nặng của bệnh. Gồm:
- Người già trên 65 tuổi.
- Trẻ em dưới 5 tuổi.
- Người mắc các bệnh mạn tính, có các bệnh lý nền liên quan tim mạch, hô hấp, đái tháo đường, người suy giảm miễn dịch.
- Nhân viên y tế cũng là nhóm cần tiêm phòng do thường xuyên tiếp xúc với các nguồn truyền nhiễm.
- Đặc biệt, trẻ dưới 9 tuổi chưa được tiêm vaccine cúm lần nào, cần phải tiêm 2 mũi cách nhau một tháng mới đảm bảo hiệu quả phòng bệnh
Virus cúm thường có các loại như A, B, C; thường gặp là cúm A và B, gây ra dịch cúm theo mùa. Bệnh cúm dễ lây, thuộc nhóm B trong Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm. Bệnh nhân thường sốt cao, đau đầu, đau họng, đau cơ, ho, sổ mũi, mệt mỏi. Cúm tự khỏi sau 2-7 ngày, song có thể xâm nhập gây biến chứng viêm tai, phế quản, phổi, não ở trẻ em và người lớn miễn dịch kém.
Một trong những cách đơn giản, hiệu quả để phòng bệnh là tiêm vaccine. Vaccine cúm thường chứa loại virus cúm đã bị bất hoạt, có thể tiêm phòng cúm cho trẻ em và người lớn. Trẻ 6-9 tháng tuổi chưa từng tiêm vaccine cúm sẽ tiêm 2 mũi. Người lớn tiêm một mũi. Tùy từng loại vaccine khác nhau mà độ tuổi, lịch tiêm chủng có thể thay đổi.
Cần phân biệt cúm với cảm lạnh. Đối với cúm, bệnh nhân thường có biểu hiện của đường hô hấp như ho, hắt hơi, chảy mũi, đau họng, nặng hơn là viêm phổi, viêm phế quản gây khó thở. Cảm lạnh chỉ dẫn đến hắt hơi, đau họng, và có thể có chảy mũi. Để phân biệt chính xác nhất, cần ngoáy mũi họng mang bệnh phẩm đi xét nghiệm.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: 5 loại vaccine người cao tuổi nên tiêm phòng
Trẻ em ngày nay có xu hướng dậy thì sớm. Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây dậy thì sớm ở trẻ.
Da của chúng ta là cơ quan lớn nhất của cơ thể và nhiều tình trạng da có cả biểu hiện bên trong và bên ngoài. Chỉ có một số ít nghiên cứu đã xem xét cách chế độ ăn uống có thể tác động đến một số tình trạng da liễu nhất định. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê danh sách các tình trạng da phổ biến và cách chế độ ăn uống có thể giúp ích hoặc gây hại cho làn da của bạn.
Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.
Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.
Một nghiên cứu mới cho thấy, ngay cả khi bạn hút thuốc lá điện tử không chứa nicotine vẫn có tác động tiêu cực đến lưu lượng máu của cơ thể.
Khi bạn già đi, làn da cũng như các cơ quan khác sẽ bị lão hóa như một lẽ tự nhiên. Hãy cùng nhau tìm hiểu những điều xảy ra với làn da khi già đi qua bài viết dưới đây.
Tiêu hóa là một chức năng vô cùng quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể trong mọi giai đoạn, đặc biệt là năm đầu tiên của cuộc đời.
Tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi trẻ gặp triệu chứng ho, sốt do viêm phế quản là sai lầm các bậc phụ huynh cần tránh.