Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tổ chức Y tế Thế giới coi việc từ chối tiêm vắc-xin là mối đe dọa toàn cầu trong năm 2019

Tỷ lệ tiêm chủng trên toàn cầu giảm khiến bệnh tật quay trở lại tấn công loài người.

Một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với loài người trong năm 2019 có thể chính là loài người. Mới đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa công bố danh sách liệt kê 10 thách thức lớn nhất đe dọa đến sức khỏe toàn cầu, trong đó có việc từ chối tiêm chủng vắc-xin.

Vấn đề được WHO gọi tên là "do dự vắc-xin" – định nghĩa là sự miễn cưỡng hoặc từ chối tiêm vắc-xin mặc dù có thể tiếp cận chúng. Vì nguyên nhân nào đó, việc tiêm vắc-xin an toàn, hiệu quả và giá rẻ, nhưng nhiều người vẫn từ chối tiêm chủng cho bản thân và cho con mình.

Tổ chức Y tế Thế giới coi việc từ chối tiêm vắc-xin là mối đe dọa toàn cầu trong năm 2019 - Ảnh 1.
 
Tổ chức Y tế Thế giới coi chống vắc-xin là mối đe dọa toàn cầu trong năm 2019

Theo WHO, có nhiều vấn đề góp phần vào hiện tượng này bao gồm sự tự tin thái quá trong chăm sóc sức khỏe, sự bất tiện trong việc tiếp cận vắc-xin và cả lo ngại về chất lượng của chúng.

Tuy nhiên, không giống như nhiều mối đe dọa sức khỏe cộng đồng khác được thêm vào danh sách này – ví dụ như ô nhiễm không khí, biến đổi khí hậu và kháng kháng sinh – từ chối tiêm chủng có một giải pháp rõ ràng và hiệu quả. 

Khó khăn chính là làm sao thuyết phục được mọi người tin vào những sự thật khoa học về vắc-xin, chứ không phải những tin giả hoặc thông tin sai lệch thường được lan truyền trên mạng.

Vô vàn bằng chứng khoa học đã chứng minh sự hiệu quả và an toàn của các loại vắc-xin, nhưng trớ trêu thay, WHO cho biết tỷ lệ tiêm chủng trên toàn cầu đã giảm xuống trong những năm gần đây, chỉ ở mức chấp nhận được. Trong nhiều nhóm cộng đồng tại nhiều quốc gia, vẫn có những người tin vào thông tin sai lệch gây nguy hiểm về vắc-xin.

Một phần của những niềm tin này bắt nguồn từ một nghiên cứu gian lận năm 1998, trong đó, cựu bác sĩ người Anh Andrew Wakefield tuyên bố rằng vắc-xin MMR (sởi, quai bị và rubella) có liên quan đến bệnh tự kỷ ở trẻ.

Các nhà khoa học khác đã mất hơn 10 năm nghiên cứu để chứng minh Wakefield đã sai. Năm 2010, bài báo của ông bị gỡ xuống và vị bác sĩ đã bị tước giấy phép hành nghề ở Anh vì có dấu hiệu trục lợi từ thông tin thất thiệt.

Mặc dù vậy, một bộ phận công chúng đã kịp tiếp nhận các thông tin sai lệch, nhưng bỏ lỡ thông tin đính chính và kiểm chứng. Họ đã ấn định được một niềm tin rằng vắc-xin có hại, bất chấp các bằng chứng khoa học mới được đưa ra.

Tổ chức Y tế Thế giới coi việc từ chối tiêm vắc-xin là mối đe dọa toàn cầu trong năm 2019 - Ảnh 2.
Số ca mắc sởi được báo cáo tăng hơn 30% trên toàn thế giới, mặc dù căn bệnh truyền nhiễm này có thể dễ dàng phòng ngừa thông qua hai liều vắc-xin

Tỷ lệ tiêm chủng trên toàn cầu giảm khiến bệnh tật quay trở lại tấn công loài người.

"Các lý do cho sự gia tăng này rất phức tạp và không phải tất cả các trường hợp này đều là do do dự vắc-xin", báo cáo của WHO thừa nhận. "Tuy nhiên, một số quốc gia gần như đã xóa sổ được căn bệnh này lại đang phải chứng kiến dịch bùng phát trở lại".

Chẳng hạn như tại Anh, giám đốc Y tế (CMO) Dame Sally Davies, người giữ vai trò cố vấn cho chính phủ về các vấn đề y tế cộng đồng, đã phải lên tiếng cảnh báo về tỷ lệ tiêm chủng thấp ở nước này. Theo đó, chỉ có 87% trẻ em ở Anh được tiêm phòng đủ 2 mũi vắc-xin MMR (sởi, quai bị và rubella), dưới mục tiêu 95% để tạo được miễn dịch cộng đồng.

Điều này đã khiến dịch sởi trở lại và lây nhiễm 903 người ở Anh trong năm 2018, con số đỉnh điểm kể từ sau cuộc khủng hoảng với tin tức giả những năm 2000. Nó để lộ điểm yếu trong miễn dịch cộng đồng, khi nhiều trẻ em 15 tuổi ở Anh hiện nay đã bỏ lỡ cơ hội tiêm chủng.

Cơn khủng hoảng vẫn đang được thúc đẩy bởi một phong trào chống vắc-xin tràn lan trên toàn cầu. Nó đe dọa sẽ đảo ngược những tiến bộ y tế mà chúng ta đạt được trong hàng thập kỷ, trong việc phòng ngừa và loại bỏ những căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng.

Kể từ đầu thế kỷ, vắc-xin sởi đã cứu sống hơn 21 triệu người, giảm 80% số người chết trên toàn cầu chỉ sau 17 năm. Ngay bây giờ, khi chúng ta đang ở gần vạch đích hơn bao giờ hết để xóa sổ căn bệnh này, vì phong trào chống vắc-xin, loài người đã bắt đầu chạy theo hướng ngược lại.

Kết quả của một cuộc khảo sát được công bố vào năm ngoái cho thấy niềm tin của người Mỹ đối với vắc-xin đang tuột dốc đến mức nguy hiểm. Nhưng không có nghĩa là sự hoài nghi ngày càng tăng này chỉ giới hạn trong biên giới Hoa Kỳ.

Trong năm 2017, số ca mắc sởi được báo cáo tăng hơn 30% trên toàn thế giới, mặc dù căn bệnh truyền nhiễm này có thể dễ dàng phòng ngừa thông qua hai liều vắc-xin. Sự hồi sinh của bệnh sởi và các bệnh có thể phòng ngừa khác là một mối quan tâm thực sự, và đó là điều mà WHO quyết tâm giải quyết trong năm 2019.

Tổ chức Y tế Thế giới coi việc từ chối tiêm vắc-xin là mối đe dọa toàn cầu trong năm 2019 - Ảnh 3.
Chống vắc-xin là mang bệnh về nhà

Trong năm tới, Tổ chức Y tế Thế giới muốn thúc đẩy nỗ lực loại bỏ ung thư cổ tử cung trên toàn thế giới bằng cách tăng cường độ phủ rộng cho các chiến dịch tiêm vắc-xin HPV. Đồng thời, họ cũng đã cam kết ngăn chặn sự lây lan của virus bại liệt ở Afghanistan và Pakistan.

"Nhân viên y tế, đặc biệt là những người trong cộng đồng, sẽ vẫn phải là những cố vấn, người gây được ảnh hưởng đáng tin cậy nhất đến các quyết định tiêm chủng, và họ phải được hỗ trợ để cung cấp thông tin đáng tin cậy và chính xác về vắc-xin", báo cáo của WHO viết.

Ngày nay, vắc-xin vẫn đang ngăn ngừa từ 2-3 triệu ca tử vong mỗi năm cho các căn bệnh có thể phòng ngừa được. Nếu chúng ta có thể cải thiện các chiến dịch tiêm chủng, sẽ có hoen 1,5 triệu người nữa được cứu sống vào năm 2019 và mỗi năm sau đó.

Bởi vậy, không ai khác, chính chúng ta phải là người giữ chúng ta lại, giữa bối cảnh thông tin sai lệch về vắc-xin có thể lan tràn dễ dàng ở bất cứ đâu.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Phản đối tiêm chủng và những hệ quả

Theo Trí thức trẻ/Sciencealert
Bình luận
Tin mới
  • 24/11/2024

    Thoát vị khe hoành là gì?

    Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.

  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

Xem thêm