Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Lập đường dây nóng giải đáp thông tin về Tiêm chủng mở rộng

Dự án Tiêm chủng mở rộng Quốc gia sẽ sử dụng số điện thoại hotline 0981480480 để giải đáp thắc mắc, tư vấn và cung cấp thông tin về Tiêm chủng mở rộng. Đường dây nóng 0981480480 sẽ hoạt động tất cả các ngày trong tuần.

Theo Cục Y tế dự phòng thuộc Bộ Y tế cho biết,  tính đến ngày 09/01/2019, đã có 28 tỉnh/thành phố đã triển khai tiêm vắc xin ComBE Five với số trẻ được tiêm là 131.171 trẻ. Theo báo cáo, ngoài phản ứng thông thường như (sốt nhẹ, sưng đau nhẹ tại chỗ tiêm, các triệu chứng khác như khó chịu, quấy khóc...) với tỷ lệ khoảng 2,5% đồng thời cũng đã ghi nhận một số trường hợp sốt cao, quấy khóc kéo dài, co giật ở một số địa phương với tỷ lệ khoảng 0,05%, các trường hợp này đều đã ổn định sau khi được cán bộ y tế theo dõi, điều trị.

Trước tình hình trên, Dự án Tiêm chủng mở rộng Quốc gia lập số điện thoại hotline 0981480480 để giải đáp thắc mắc, tư vấn và cung cấp thông tin về Tiêm chủng mở rộng cho người dân. Đường dây nóng 0981480480 sẽ hoạt động tất cả các ngày trong tuần.

lap-duong-day-nong-giai-dap-thong-tin-ve-tiem-chung-mo-rong-1

Theo Cục y tế dự phòng, mặc dù tỷ lệ các phản ứng trên nằm trong thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, song để bảo đảm tiêm chủng an toàn, đạt tỷ lệ cao, mới đây Bộ Y tế đã có Công điện gửi Đồng chí Giám đốc Sở Y tế chỉ đạo triển khai ngay một số vấn đề liên quan.

Bộ Y tế yêu cầu tổ chức tập huấn ngay cho cán bộ y tế của các cơ sở tiêm chủng cũng như cán bộ y tế tuyến huyện chưa được tập huấn hoặc đã được tập huấn nhưng chưa thuần thục về khám sàng lọc, đặc biệt xử trí cấp cứu phản ứng sau tiêm chủng theo hướng dẫn tại của Bộ Y tế về hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ. Chỉ những cơ sở tiêm chủng có cán bộ y tế đã được tập huấn và có kỹ năng về xử trí, cấp cứu sau tiêm chủng mới được tiến hành tiêm chủng. Yêu cầu tất cả các cơ sở tiêm chủng phải có phác đồ xử trí phản vệ và được treo tại điểm tiêm chủng.

Các địa phương cử cán bộ có trình độ chuyên môn hợp lý từ tuyến trên xuống tăng cường cho các Trạm Y tế xã, phường trong việc khám sàng lọc, cấp cứu và xử trí sau tiêm chủng, đặc biệt là những Trạm Y tế không có bác sỹ hoặc những xã, phường khó khăn.

Huấn luyện lại cho các nhân viên y tế tại các cơ sở tiêm chủng về việc tư vấn cho các bà mẹ biết cách theo dõi trẻ sau tiêm chủng, phát hiện các triệu chứng của trẻ như sốt cao, quấy khóc kéo dài, co giật, sưng đau tại chỗ tiêm... để đưa trẻ đến ngay bệnh viện gần nhất để được khám, xử trí cũng như cấp cứu kịp thời.

Bên cạnh đó, Bộ y tế đề nghị tăng cường công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về lợi ích của việc tiêm chủng phòng bệnh, những phản ứng có thể gặp sau khi tiêm chủng và cách theo dõi, chăm sóc, phối hợp tốt với cơ quan y tế trong việc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất, tốt nhất là đến bệnh viện gần nhất khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe sau tiêm chủng để người dân yên tâm, tin tưởng vào công tác tiêm chủng.

Ngoài ra, cần tổ chức các đoàn đi kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện chấn chỉnh ngay những tồn tại, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc của các đơn vị, địa phương để bảo đảm việc tiêm chủng an toàn và hiệu quả, tránh tối đa các tai biến nặng và nếu có thì cần xử trí tối đa.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Phản ứng sau tiêm vắc-xin và giám sát các biến cố bất lợi - Phần 1, Phản ứng sau tiêm vắc-xin và giám sát các biến cố bất lợi - Phần 2

Hải Yến - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Vì sao người béo phì dễ bị ợ nóng hơn?

    Béo phì gắn liền với những bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, trong đó có chứng ợ nóng. Tìm hiểu nguyên nhân cân nặng quá mức làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản cũng như cách để kiểm soát tại nhà.

  • 27/04/2024

    Mỳ chính (bột ngọt) có an toàn cho trẻ em và phụ nữ mang thai không?

    Bằng chứng khoa học cho thấy bột ngọt (monosodium glutamate) an toàn cho mọi người ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em, trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai.

  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

Xem thêm