Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Vắc xin thử nghiệm mới bảo vệ khỉ khỏi SARS-CoV-2

Hai thử nghiệm mới mang lại hy vọng về một vắc xin ngừa SARS-CoV-2 hiệu quả và củng cố nhận định rằng tiếp xúc với virus này có thể giúp xây dựng miễn dịch.

Cả hai nghiên cứu đều được thực hiện trên khỉ macaque, bởi vậy chúng ta cần làm thêm thử nghiệm trên người để chắc chắn hơn về kết quả. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu, các con khỉ đã phát triển được miễn dịch khỏi SARS-CoV-2 sau khi được tiêm vắc xin.

Bác sĩ Dan Barouch, giám đốc Trung tâm nghiên cứu virus học và vắc xin tại Trung tâm y tế Beth Israel Deaconess, Hoa Kỳ, cho biết: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi củng cố niềm tin rằng chúng ta có thể tạo ra vắc xin ngừa COVID-19.

Những con khi macaques trong nghiên cứu được tiêm vắc xin chứa sáu loại protein dằm (spike protein) của SARS-CoV-2. Protein dằm là một cấu trúc trên bề mặt của virus dùng để bám dính và xâm chiếm tế bào người.

Vắc xin này cung cấp DNA cho phép các tế bào vật chủ sản sinh ra protein dằm để tạo ra kháng thể. Như vậy, hệ miễn dịch được rèn luyện để nhận diện SARS-CoV-2 và phản ứng nhanh nếu chúng xâm nhập vào cơ thể.

Vắc xin này được tiêm vào 25 con khi trưởng thành, chúng cũng nhận được mũi tiêm nhắc lại để tăng cường miễn dịch. 10 con khỉ khác được tiêm vắc xin giả.

Tất cả các con khỉ đều được cho tiếp xúc với SARS-CoV-2 sáu tuần sau khi tiêm vắc xin. Những con được tiêm vắc xin thật sản sinh ra đủ nhiều kháng thể trong máu để trung hòa virus trong vòng 2 tuần.

Trên thực tế, các nhà khoa học không phát hiện được virus trên 8 trong số 25 con khỉ đã được tiêm phòng, và các con khỉ được tiêm phòng còn lại có lượng virus rất thấp.

Dù sao đi nữa, khi hệ miễn dịch tăng sản sinh kháng thể, lượng virus giảm. Điều này cho thấy có một sự tương quan trực tiếp giữa hai yếu tố này.Đây là một yếu tố quan trọng trong việc nghiên cứu phát triển vắc xin trong tương lai.

Một phát hiện quan trọng nữa cũng của nhóm nghiên cứu này là những con khỉ tiếp xúc với SARS-CoV-2 phát triển miễn dịch chống lại virus. Trong nghiên cứu mới này, 9 con khỉ macaques được tiếp xúc với virus, nhưng chúng tự loại bỏ virus khi được tiếp xúc lại 35 ngày sau đó. Cả 9 con khỉ đều có ít, hoặc không có triệu chứng sau khi tiếp xúc lại với virus, và có phản ứng miễn dịch bảo vệ chúng khỏi bị nhiễm virus lần hai.

Các tác giả nghiên cứu cho biết họ cần nghiên cứu thêm để xác định miễn dịch tự nhiên này sẽ kéo dài trong bao lâu. Dù vậy, trong hai nghiên cứu này, chúng tôi đã chứng minh trên khỉ đầu chó rằng mẫu vắc xin của chúng tôi bảo vệ khỏi SARS-CoV-2 và việc nhiễm SARS-CoV-2 giúp bảo vệ cơ thể khỏi việc bị nhiễm bệnh lần tiếp theo. BS Barouch cho biết.

Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng nghiên cứu trên động vật nhiều khi không có được tác dụng tương tự trên người. Bởi vậy, chúng ta cần nghiên cứu nhiều hơn để trả lời các câu hỏi quan trọng về thời gian cơ thể được bảo vệ, và chúng ta nên đưa vắc xin SARS-Cov-2 bằng đường nào vào cơ thể người.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Vì sao cơn bão cytokine có thể gây tử vong ở bệnh nhân COVID-19?

Hà Phương (Theo Drug 5/2020) - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

  • 27/03/2024

    Triệu chứng nhiễm trùng thận

    Nhiễm trùng thận, tiết niệu thường gặp khi vi khuẩn di chuyển từ bộ phận sinh dục, bàng quang, niệu quản rồi tới thận. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng thận.

Xem thêm