“Đột biến”. Đây là từ gợi lên một cách tự nhiên về nỗi sợ hãi trước những thay đổi bất ngờ và quái dị. Những thông tin không mấy tích cực này được nêu ra trong nhiều cuộc thảo luận trong suốt thời gian đại dịch. Lý do là chúng ta cần phải nhìn virus SARS-CoV-2 một cách chính xác nhất.
Tuy nhiên, đột biến không nhất thiết là một điều gì đó quá tồi tệ. Mọi virus đều biến đổi vì đó là một phần của vòng đời chúng. Những thay đổi này không phải lúc nào cũng gây ra vấn đề nghiêm trọng.
Trong một số trường hợp, những đột biến đó có thể dẫn đến sản sinh một loại virus yếu hơn. Tuy nhiên, thông thường những thay đổi này thường rất nhỏ đến mức gần như không có sự khác biệt nào đáng chú ý trong tỷ lệ lây truyền và tử vong của bệnh.
Chủng mới của coronavirus đang biến đổi, nhưng rất chậm
Chủng mới của coronavirus là một loại virus sao chép mã RNA: một tổ hợp các “vật liệu di truyền” được bao gọn bên trong một lớp vỏ protein. Khi virus tiếp xúc với vật chủ, nó bắt đầu tạo ra các bản sao mới của chính nó dựa trên mã RNA để có thể tiếp tục lây nhiễm sang các tế bào khác.
Những virus dạng này như cúm và sởi, chúng rất dễ biến đổi và đột biến khi so sánh với virus sao chép mã DNA, chẳng hạn như virus herpes, virus đậu mùa hay virus HPV.
Đối với virus sao chép mã RNA, sự thay đổi là điều hoàn toàn bình thường. Virus SARS-CoV-2 cũng không phải là trường hợp ngoại lệ, và trong vài tháng qua chúng đã có đột biến. Tuy nhiên, virus này biến đổi với tốc độ rất chậm và khi biến đổi, các bản sao mới cũng không khác quá nhiều so với virus gốc.
Các chủng đột biến mới của virus - giống những chủng đang hoành hành tại Ý và New York, cho thấy dường như không có khả năng lây nhiễm hoặc gây tử vong cao hơn chủng ban đầu xuất hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối tháng 12 năm 2019.
Khả năng virus này có thể biến đổi trở nên đáng sợ hơn là rất ít, và nếu có thể biến đổi thì virus này nhiều khả năng sẽ trở thành phiên bản yếu hơn so với phiên bản ban đầu. Hơn nữa, theo nghiên cứu cho thấy, hầu như tất cả các đột biến sẽ làm cho một phần của virus hoạt động kém hơn trước, và khiến cho các đột biến này xuất hiện và chết đi nhanh chóng. Cùng với đó, đặc điểm của chủng ban đầu và các thể đột biến của nó đa phần không khác biệt nhiều.
Điều này có ý nghĩa gì đối với công cuộc phát triển vaccine?
Các đột biến có thể sẽ không ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine COVID-19. Trên thực tế, bản chất đột biến chậm và thể nhẹ còn là tin tốt cho vaccine.
Theo các chuyên gia, hiện nay virus này vẫn rất giống với trình tự ban đầu đến nỗi thực sự các nhà khoa học không có nhiều lý do để nghĩ rằng những sự khác biệt này sẽ gây ra vấn đề nào đó cho việc phát triển vaccine. Vaccine hiện tại có xu hướng nhắm tới mục tiêu là một phiên bản sớm nhất của virus.
Lấy ví dụ về vaccine cúm chẳng hạn.
Vaccine phòng bệnh cúm hàng năm vẫn sử dụng một chủng được nghiên cứu từ năm 2009. Đó là dạng virus “tổ tiên” của các dạng khác nhau đã xuất hiện cho tới hiện nay, và sự khác biệt của các chủng sau này đối với chủng ban đầu không khiến các nhà khoa học lo ngại, vì phản ứng của vaccine này trên chủng ban đầu dường như mạnh mẽ hơn tất cả khi so sánh với các chủng đột biến phía sau. Thông thường, một chủng virus cũ sẽ bảo tồn đầy đủ các tính năng, mà nhờ đó, nó sẽ cung cấp khả năng miễn dịch đủ để chống lại hầu hết tất cả các nhóm biến thể sau này.
Tuy nhiên, virus cúm biến đổi nhanh và thất thường qua các năm. Hầu hết, hệ thống miễn dịch của chúng ta ghi nhớ khá tồi tệ trước các chủng virus cúm. Đó là lý do vì sao chúng ta cần tiêm vaccine cúm nhắc lại hàng năm. Nhưng cũng có những chủng virus biến đổi không khác nhiều so với ban đầu, và chúng ta đã có những vaccine rất hiệu quả để chống lại chúng. Có thể kể đến như vaccine sởi, quai bị, rubella. Do vậy, hoàn toàn có thể tin rằng chúng ta sẽ tạo ra một loại vaccine hiệu quả, cung cấp một khả năng miễn dịch lâu dài, thậm chí kể cả khi có đột biến xảy ra.
Chưa thể nói chính xác là khả năng miễn dịch sẽ kéo dài bao lâu, bởi vì khi một khi nhiễm bệnh và khỏi bệnh, hệ thống miễn dịch của người đó có thể tự sinh kháng thể và có thể tự chống lại virus nếu tái nhiễm trong tương lai.
Nhiều chuyên gia tin rằng, đại dịch SARS năm 2003 mang đến nguồn cung cấp kháng thể miễn dịch chống lại virus SARS mạnh trong khoảng 2 năm. Sau khoảng 3 năm, các kháng thể chống virus SARS giảm dần và làm tăng trở lại cơ hội nhiễm virus lần nữa. Điều này có thể tương tự với COVID-19.
Ngay cả khi một người không còn đủ lượng kháng thể khi khả năng miễn dịch của họ đã bị bào mòn theo thời gian, một số tế bào vẫn sẽ hoạt động trở lại nếu chúng phát hiện ra virus cũ, và cơ thể vẫn sẽ sẵn sàng chiến đấu. Trong thời gian tới, chúng ta hy vọng sẽ tạo dựng được miễn dịch cộng đồng - từ vaccine cũng như từ miễn dịch tự nhiên của những người đã mắc bệnh để có thể loại bỏ căn bệnh này.
Tất nhiên, không có cách nào để dự đoán chính xác điều gì sẽ xảy ra và khả năng miễn dịch của cơ thể người sẽ kéo dài bao lâu. "Thời gian sẽ trả lời câu hỏi đó."
Điểm mấu chốt
Virus SARS-CoV-2 đã bị đột biến một số lần tính đến thời điểm hiện tại, và điều này khiến nhiều người tự hỏi là liệu các đột biến có thể dẫn đến nguy hiểm hơn hay không. Theo các chuyên gia, các đột biến mới rất giống với dạng ban đầu xuất hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc, và dường như các dạng này thậm chí còn không nguy hiểm bằng dạng ban đầu.
Các đột biến ở thời điểm hiện tại rất giống nhau, và phát triển một loại vaccine có khả năng bảo vệ con người trước chủng virus ban đầu sẽ có khả năng bảo vệ cả trước những chủng đột biến mới. Việc cần thiết ngay bây giờ là nghiên cứu và phát triển loại vaccine này càng sớm càng tốt.
Tham khảo thêm thông tin tại: COVID-19 khác virus cảm cúm thông thường như thế nào?
Lẹo mắt có thể phát triển khi tuyến dầu trong mi mắt bị nhiễm khuẩn. Căng thẳng có thể làm suy giảm hệ miễn dịch và căng thẳng có thể có liên quan đến tình trạng lẹo mắt
Vitamin D3 và K2 là hai vi chất đóng vai trò cốt lõi trong chuyển hóa canxi và phát triển xương. Khi được bổ sung đồng thời, vitamin D3 và K2 có tác dụng “hiệp đồng”, hỗ trợ tối đa quá trình xây dựng hệ xương chắc khỏe, giúp trẻ tăng trưởng chiều cao hiệu quả và an toàn.
Để giải độc thận, một chế độ ăn uống thông minh là chìa khóa. Ưu tiên thực phẩm tươi, giảm đồ ăn chế biến sẵn và nước ngọt để bảo vệ 'bộ lọc' quan trọng của cơ thể.
Trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu là những sự kiện tiêu cực xảy ra trong độ tuổi từ 1 đến 17 tuổi. Những trải nghiệm tiêu cực này ảnh hưởng đến não bộ và sức khỏe của trẻ khi chúng lớn lên thành người trưởng thành và gây nên các vấn đề về sức khỏe tâm thần hoặc các bệnh lý mãn tính. Đọc bài viết sau để hiểu thêm về các vấn đề mà trẻ có thể gặp phải lúc trưởng thành khi có các trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu!
Nói đến phát triển chiều cao, chắc chắc phải nói đến canxi và vitamin D – những thành phần cốt lõi cho sự phát triển và duy trì sức khỏe của xương. Các bằng chứng khoa học gần đây chứng minh rằng, cùng với canxi và vitamin D còn có vai trò vô cùng quan trọng của vitamin K2. Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy vitamin K2 có thể tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng chiều cao của trẻ, đặt ra vấn đề cấp thiết cần cung cấp đủ K2 trong những giai đoạn vàng của sự phát triển ở trẻ nhỏ.
Vitamin D3 và K2 là hai vi chất thiết yếu giúp trẻ phát triển hệ xương chắc khỏe và tăng trưởng chiều cao tối ưu. Tuy nhiên, không phải cứ bổ sung là cơ thể sẽ hấp thu hiệu quả. Thực tế, cả vitamin D3 và K2 đều là vitamin tan trong dầu, và đặc tính này khiến chúng rất khó hấp thu qua đường tiêu hóa, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Việc bổ sung mà không có sự hỗ trợ của công nghệ có thể dẫn đến hấp thu kém, giảm hiệu quả và gây lãng phí.
Các bệnh về gan ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của gan.
Có thể bạn uống quá liều cà phê hay uống một ly nước tăng lực, bạn gặp dấu hiệu run rẩy, nhịp tim không đều, đau bụng và các tác dụng phụ khác của caffeine. Từ việc uống nước đến ăn chuối, hãy tìm hiểu cách thực sự hiệu quả để trung hòa tác dụng của quá nhiều caffeine.