Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

CÙNG CON TRẺ VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH COVID-19 - Phần 1

Dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp khiến tất cả chúng ta đều thấy căng thẳng, lo lắng. Và con trẻ cũng vậy, cũng lo lắng, buồn phiền và phản ứng một cách tiêu cực như quấy khóc, sợ hải, căng thẳng... Hơn bao giờ hết, cha mẹ chính là người động viên, giúp đỡ con trẻ vượt qua thời kỳ khó khăn này.

TRÒ CHUYỆN ĐÚNG CÁCH VỚI TRẺ NHỎ VỀ DỊCH COVID-19

Những thông tin về dịch COVID-19 hiện nay khiến mỗi chúng đều căng thẳng. Vì vậy, nếu con bạn cảm thấy lo lắng, căng thẳng thì đó cũng là điều dễ hiểu.

Bạn có biết, một cuộc trò chuyện cởi mở, mang tính hỗ trợ có thể giúp con trẻ hiểu, biết cách ứng phó hay thậm chí là có đóng góp tích cực để giúp đỡ những người khác vượt qua thời kỳ đầy khó khăn này.

Dưới đây là những chia sẻ của Jacob Hunt, chuyên gia truyền thông của UNICEF, về 8 cách để trấn an và bảo vệ Trẻ nhỏ trong dịch COVID-19

#1. ĐẶT NHỮNG CÂU HỎI CỞI MỞ VÀ LẮNG NGHE

Bắt đầu bằng cách dẫn dắt trẻ vào vấn đề. Tìm hiểu xem trẻ đã biết những gì và lắng nghe câu chuyện của trẻ. Nếu trẻ còn khá nhỏ và chưa biết về thông tin dịch bệnh bùng phát, không cần thiết phải nêu lên vấn đề này và chỉ cần tận dụng cơ hội để nhắc nhở trẻ về cách giữ gìn vệ sinh mà không khơi lên nỗi sợ hãi mới.
Hãy đảm bảo bạn và trẻ ở trong một môi trường an toàn để trẻ có thể thoải mái chia sẻ. Vẽ tranh, kể chuyện hay một số hoạt động khác có thể giúp mở đầu cuộc trò chuyện.
Điều quan trọng nhất là không nói giảm hay lảng tránh mối lo lắng của trẻ. Hãy đồng cảm với cảm xúc của trẻ và đồng ý rằng việc sợ hãi những điều này là hoàn toàn bình thường. Thể hiện bạn đang lắng nghe trẻ bằng cách dành cho trẻ toàn bộ sự chú ý, đồng thời giúp trẻ hiểu rằng trẻ có thể nói chuyện với bạn bè hay thầy cô giáo bất cứ khi nào trẻ muốn.

#2. TRUNG THỰC: GIẢI THÍCH SỰ THẬT THEO CÁCH PHÙ HỢP VỚI TRẺ EM
Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin trung thực về những gì đang diễn ra trên thế giới, nhưng người lớn cũng cần có trách nhiệm bảo vệ trẻ em khỏi những cảm xúc lo âu, căng thẳng. Sử dụng ngôn ngữ phù hợp với lứa tuổi, quan sát phản ứng và chú ý tới mức độ lo lắng của trẻ.
Nếu bạn không trả lời được câu hỏi của trẻ thì cũng không nên đoán câu trả lời. Hãy coi như đây là cơ hội để cùng trẻ tìm ra đáp án. Trang web của Bộ Y tế, UNICEF hay Tổ chức Y tế Thế giới là những nguồn thông tin rất hữu ích. Hãy giải thích với trẻ rằng một số thông tin trên mạng là không chính xác, và tốt nhất là nên tin tưởng thông tin do các chuyên gia cung cấp...

#3. CHỈ CHO TRẺ CÁCH BẢO VỆ BẢN THÂN VÀ BẠN BÈ

Một trong những cách tốt và đơn giản nhất để bảo vệ trẻ khỏi dịch bệnh do vi-rút Corona gây ra hay các loại bệnh khác là khuyến khích trẻ rửa tay thường xuyên, chứ không nhất thiết phải kể cho trẻ những câu chuyện đáng sợ. Hát cùng The Wiggles hay nhảy theo điệu nhảy này cũng là một cách học tập vui vẻ.
Bạn cũng có thể chỉ có con cách che miệng bằng khuỷu tay khi ho hoặc hắt hơi, đồng thời giải thích rằng tốt nhất là không nên tiếp xúc gần với những người có triệu chứng trên, cũng như sự cần thiết của việc hỏi xem họ có bị sốt, ho hay khó thở không.

#4. TRẤN AN TINH THẦN

Khi nhìn thấy quá nhiều hình ảnh tiêu cực trên truyền hình hay mạng Internet, chúng ta có thể cảm thấy như khủng hoảng đang ở ngay quanh mình. Trẻ em có thể không nhận thức được sự khác biệt giữa hình ảnh trên mạng/TV và thực tế quanh trẻ, và có thể tin rằng đó là nguy hiểm đang gần kề. Bạn có thể giúp trẻ đối mặt với cảm xúc khủng hoảng, lo lắng bằng cách tạo điều kiện để trẻ chơi hoặc thư giãn khi có thể. Cố gắng giữ thói quen và lịch trình sinh hoạt hằng ngày như bình thường, đặc biệt là trước khi đi ngủ, hoặc giúp trẻ tạo thói quen mới khi ở trong môi trường mới.
Nếu dịch bùng phát tại khu vực bạn sống, nhắc nhở trẻ rằng khả năng trẻ bị nhiễm bệnh là rất thấp, và hầu hết những người nhiễm vi-rút Corona đều không bị ốm quá nặng, cũng như có rất nhiều người lớn khác đang cố gắng hết sức để bảo vệ gia đình mình.
Nếu trẻ cảm thấy không khỏe, bạn cần giải thích rằng trẻ phải ở nhà/bệnh viên, bởi như vậy sẽ an toàn hơn cho bản thân và bạn bè của trẻ. Đồng thời, trấn an trẻ rằng bạn biết điều này rất khó khăn (hoặc có thể là đáng sợ hay nhàm chán), nhưng việc tuân thủ theo quy tắc sẽ đảm bảo an toàn cho rất cả mọi người.

#5. KIỂM TRA XEM TRẺ CÓ ĐANG BỊ KỲ THỊ HAY KỲ THỊ NGƯỜI KHÁC HAY KHÔNG?
Sự bùng phát của vi-rút Corona đã kéo theo rất nhiều hệ lụy của nạn phân biệt chủng tộc trên khắp thế giới, vì vậy, điều quan trọng là kiểm tra xem trẻ có đang bị bắt nạt hay đang bắt nạt trẻ khác không.
Hãy giải thích cho trẻ hiểu rằng vi-rút Corona không liên quan gì đến ngoại hình, nguồn gốc xuất thân hay ngôn ngữ của một người. Nếu trẻ bị gọi bằng những cái tên miệt thị hay bị bắt nạt ở trường, trẻ có thể cảm thấy thoải mái khi thông báo việc này cho một người lớn mà trẻ tin tưởng được biết.
Nhắc trẻ nhớ rằng mọi người đều có quyền được hưởng sự an toàn ở trường, rằng hành vi bắt nạt là sai trái và chúng ta nên góp phần để lan tỏa sự yêu thương và hỗ trợ lẫn nhau.

#6. TÌM KIẾM NGƯỜI GIÚP ĐỠ
Cần cho trẻ biết rằng mọi người đang giúp đỡ lẫn nhau bằng những hành động tử tế và rộng lượng.
Hãy chia sẻ câu chuyện về các nhân viên y tế, nhà khoa học và những người trẻ tuổi, những con người đang nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh và bảo vệ sự an toàn cho cộng đồng. Khi trẻ biết rằng những người giàu lòng nhân ái đang chung tay hành động, đây sẽ là một nguồn động viên, trấn an rất lớn đối với trẻ.

#7. TỰ CHĂM SÓC BẢN THÂN
Bạn sẽ có khả năng giúp đỡ trẻ tốt hơn nếu bạn cũng đang giúp đỡ chính mình. Con trẻ sẽ làm theo cách bạn phản ứng trước tin tức, vì vậy, tốt hơn hết là nên giữ bản thân luôn bình tĩnh và kiểm soát được mọi việc.
Nếu bạn cảm thấy lo lắng và buồn phiền, hãy dành thời gian cho bản thân và trò chuyện với gia đình, bạn bè và những người bạn tin tưởng, cũng như làm những việc giúp bạn thấy thư giãn và lấy lại tinh thần.

#8. KẾT THÚC CUỘC TRÒ CHUYỆN MỘT CÁCH CẨN THẬN
Điều quan trọng là biết rằng trẻ đang không trong trạng thái lo âu. Khi kết thúc cuộc trò chuyện, hãy cố gắng đánh giá mức độ lo lắng của trẻ bằng cách quan sát ngôn ngữ cơ thể, xem xét liệu trẻ có đang dùng giọng điệu thông thường và theo dõi hơi thở của trẻ.
Nhắc trẻ nhớ rằng trẻ có thể tìm đến bạn để chia sẻ về những khó khăn, vướng mắc bất kì lúc nào. Cho trẻ biết rằng bạn luôn quan tâm, lắng nghe, và luôn bên cạnh mỗi khi trẻ cần.

Và cuối cùng, hãy luôn lưu ý thông điệp: HÃY Ở NHÀ NHIỀU NHẤT CÓ THỂ, và có khoảng thời gian thư giãn cũng nhau.
(Còn tiếp...)
Ths.Bs. Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ UNICEF, WHO, Bộ Y tế
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

Xem thêm