Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hỏi đáp: Những điểm giống nhau và khác nhau giữa vi rút gây bệnh COVID-19 và cúm

Trong thời điểm dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, việc đưa ra so sánh các đặc tính của chủng virus corona mới này so với cúm là điều cần thiết và quan trọng, nhằm đưa ra các biện pháp chẩn đoán và can thiệp kịp thời cho người bệnh và cộng đồng.

Câu hỏi: Vi rút gây bệnh COVID-19 và cúm giống nhau như thế nào?

Thứ nhất, COVID-19 và cúm đều có biểu hiện bệnh tương tự nhau: 2 loại virus này đều gây nên bệnh của đường hô hấp, biểu hiện ở nhiều mức độ từ không có triệu chứng tới nhẹ, nặng và tử vong.

Thứ hai, cả hai đều có thể lây lan bằng cách tiếp xúc, qua giọt bắn và đồ vật truyền bệnh. Do vậy, các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh hô hấp như: vệ sinh tay, ý thức giữ vệ sinh đường hô hấp tốt (che miệng và mũi khi ho, hắt hơi bằng khuỷu tay áo hoặc khăn giấy và vứt bỏ khăn giấy ngay sau khi sử dụng vào thùng rác có nắp đậy, rửa tay sau khi ho, hắt hơi) là những hành động vô cùng quan trọng để ngăn ngừa lây lan.

Ảnh minh họa: Cách làm đúng khi ho, hắt hơi

Câu hỏi: Vi rút gây bệnh COVID-19 và cúm khác nhau như thế nào?

Tốc độ lây lan là điểm khác nhau quan trọng nhất giữa 2 loại virus này. Cúm có thời gian ủ bệnh trung bình ngắn hơn (Thời gian ủ bệnh là thời gian từ lúc nhiễm bệnh tới lúc xuất hiện triệu chứng); thời gian xuất hiện các trường hợp liên tiếp ngắn hơn so với vi rút gây bệnh COVID-19. Trung bình, thời gian xuất hiện các trường hợp liên tiếp nhau từ 1 nguồn bệnh của COVID-19 là khoảng 5-6 ngày, trong khi cúm là khoảng 3 ngày. Điều này đồng nghĩa với việc khả năng lây lan của cúm nhanh hơn so với vi rút gây bệnh COVID-19.

Hơn nữa, sự lây truyền của cúm thường trong 3-5 ngày đầu tiên của bệnh và có thể lây truyền ngay từ trước khi xuất hiện triệu chứng cúm (con đường lây truyền chính của cúm). Trong khi, những bằng chứng cho đến thời điểm hiện tạ cho thấy, những người chưa xuất hiện các triệu chứng của bệnh COVID-19 dường như không phải là nguồn lây truyền bệnh.

Hệ số lây nhiễm cơ bản R – chỉ số khả năng lây truyền virus từ một cá thể cho nhiều người khác và khiến họ nhiễm bệnh – của vi rút gây bệnh COVID-19 đang được biết là từ 2 đến 2,5 – cao hơn nhiều so với cúm. Tuy nhiên, việc ước lượng chỉ số này cho cả 2 nhóm virus là không tương đồng mà theo khoảng thời gian cụ thể và riêng biệt cho từng loại, nên việc so sánh chính xác với nhau còn nhiều khó khăn.

Trẻ nhỏ là nhóm quan trọng trong việc lây truyền virus cúm trong cộng đồng. Nhưng đối với COVID-19, các dữ liệu ban đầu đều chỉ ra rằng trẻ nhỏ ít bị ảnh hưởng hơn so với người lớn, và nhóm tuổi từ 0-19 tuổi dường như rất ít bị tấn công. Dữ liệu từ các nghiên cứu tại Trung Quốc đa phần cho thấy trẻ nhỏ nếu bị nhiễm bệnh thì là lây nhiễm từ người lớn, thay vì ngược lại.

Mặc dù triệu chứng bệnh của 2 nhóm virus là tương đối giống nhau, nhưng tỉ lệ các ca bệnh nặng lại là khác nhau. Với COVID-19, số liệu cho thấy 80% các trường hợp mắc bệnh là có biểu hiện triệu chứng mức độ nhẹ hoặc không biểu hiện gì, 15% ở mức nặng và cần sự hỗ trợ của oxy và 5% ở mức nghiêm trọng, cần can thiệp hỗ trợ thở. Tỉ lệ bệnh nặng và nghiêm trọng cao hơn so với những gì quan sát được ở nhiễm cúm.

Những người có nguy cơ nhiễm cúm nặng nhất là trẻ em, phụ nữ có thai, người cao tuổi, người mắc bệnh mãn tính và những người có hệ miễn dịch suy giảm. Đối với COVID-19, những gì chúng ta biết ở thời điểm hiện tại là nhóm người cao tuổi và có các bệnh tiềm ẩn, mãn tính sẽ làm tăng nguy cơ bệnh nặng.

Tỉ lệ tử vong do COVID-19 cao hơn so với cúm. Mặc dù tỉ lệ tử vong thực sự của bệnh cần thêm nhiều thời gian để hiểu rõ, nhưng đến thời điểm hiện tại, dựa trên số ca tử vong được báo cáo trên tổng số ca nhiễm bệnh cho thấy tỉ lệ này đang trong khoảng 5% trên toàn thế giới. Đối với cúm, tỉ lệ này thường dưới 0,1%. Tuy nhiên, việc tỉ lệ tử vong cao còn dựa vào khả năng tiếp cận và chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Câu hỏi: Có biện pháp can thiệp sẵn cho COVID-19 và cúm?

Hiện tại, dù đã có một số phương pháp điều trị đang được thử nghiệm và hơn 20 loại vaccine đang được phát triển, nhưng vẫn chưa có chính xác một phương pháp hay vaccine nào đặc hiệu cho COVID-19. Đối với Cúm, đã có thuốc kháng virus và vaccine cho cúm. Tuy việc sử dụng vaccine cúm cho điều trị COVID-19 là không có hiệu quả, nhưng khuyến nghị được đưa ra là nên tiêm vaccine cúm hàng năm là cần thiết để phòng ngừa cúm.

 
 
Ths.Bs. Trần Thu Nguyệt và Bs.Lê Minh Khánh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ WHO, BYT
Bình luận
Tin mới
  • 27/07/2024

    Ảo giác và chóng mặt trong bệnh đa xơ cứng

    Bệnh đa xơ cứng (MS) là một bệnh miễn dịch mãn tính ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Một số người có thể bị ảo giác, choáng váng hoặc chóng mặt.

  • 27/07/2024

    9 lời khuyên vàng khi chăm sóc da cho bé

    Trẻ nhỏ có làn da rất mềm mại và mỏng manh. Vì vậy, các bé có thể gặp phải nhiều vấn đề và bệnh lý về da. Cùng tham khảo một vài gợi ý cũng như lời khuyên hữu ích dưới đây để chăm sóc và bảo vệ làn da nhạy cảm của em bé nhà bạn.

  • 26/07/2024

    Hiện tượng co giật cơ có thể là dấu hiệu bạn đang thiếu chất

    Hầu hết mọi người đều trải qua tình trạng co giật cơ ở bắp thịt trên tay, chân, vai, mi mắt, lưng, cơ mặt một vài lần trong đời. Biểu hiện này có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu một số vitamin, khoáng chất thiết yếu.

  • 26/07/2024

    Cách làm màu thực phẩm tự nhiên

    Màu thực phẩm tự nhiên là một cách tuyệt vời để thêm màu sắc vào công thức nấu ăn bằng cách sử dụng các nguyên liệu đã có sẵn trong tủ đựng thức ăn, giá đựng gia vị hoặc rau củ trong nhà. Màu thực phẩm tự nhiên được coi là sự thay thế lành mạnh hơn cho màu thực phẩm nhân tạo vì nó có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật và không chứa các hóa chất độc hại mà màu nhân tạo có thể có.

  • 26/07/2024

    6 bài tập cải thiện cơ bắp toàn thân không cần dụng cụ

    Sử dụng chính trọng lượng cơ thể mình, bạn có thể rèn luyện cơ bắp toàn thân với 6 bài tập thể dục không cần có thêm dụng cụ hỗ trợ.

  • 26/07/2024

    Tổng kết Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà"

    Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà" do Trung tâm Đào tạo Y học ứng dụng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam phối hợp cùng Công ty cổ phần Tập đoàn Vesta-B Việt Nam tổ chức từ ngày 12 - 13/6/ đã kết thúc tốt đẹp

  • 26/07/2024

    Lý do khiến cân nặng của bạn thay đổi trong ngày

    Cân nặng của chúng ta khi cân vào buổi sáng sẽ không giống với khi cân vào buổi tối. Vậy đâu mới là cân nặng chính xác của chúng ta? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 26/07/2024

    5 mẹo đơn giản để ngủ nhanh và ngon hơn

    Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn có một ngày mới tràn đầy năng lượng và làm việc hiệu quả hơn.

Xem thêm