Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Khuyến cáo về đi lại và du lịch trong dịch bệnh COVID-19 của CDC Hoa Kỳ - Phần 1

Ngày 26/2/2020, CDC Hoa Kỳ đã điều chỉnh các địa điểm được khuyến cáo về đi lại, du lịch ở Cấp độ 1, đã loại bỏ Việt Nam trong danh sách các quốc gia cần thực hiện khuyến cáo ở cấp độ 1: Theo dõi – Thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Trước đó, Việt Nam nằm trong 6 nước khuyến cáo đi lại, du lịch ở cấp độ 1 .

Cấp độ 1 – Theo dõi – Thực hiện các biện pháp phòng ngừa

Khuyến cáo của CDC về cảnh báo ở cấp độ 1 bao gồm: Hồng Kông và các điểm đến khác với nguy cơ dịch lây lan trong cộng đồng: Singapore, Đài Loan, Thái Lan.

Lây lan trong cộng đồng có nghĩa là đã có người bị nhiễm virus, bao gồm cả những người nhiễm nhưng không rõ nguồn và con đường lây nhiễm. Tại thời điểm này, sự lây lan của virus không duy trì hoặc lan rộng đủ đến mức cảnh bảo di chuyển. Nếu có thay đổi, CDC sẽ cập nhật thông tin.

Khuyến cáo của CDC về đi lại, du lịch cho Cấp độ 1

Đến thời điểm ngày 26/2/2020 CDC không khuyến cáo hủy hoặc hoãn di chuyển đến nước này. Tuy nhiên du khách nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa.

Các ý chính:

  • Bùng phát dịch hô hấp cấp đang xảy ra đã lan đến Hồng Kông
  • Virus có thể lây từ người sang người.
  • Du khách đến Hồng Kông nên tránh tiếp xúc với những người bị ốm và rửa tay thường xuyên với nước và xà phòng diệt khuẩn trong ít nhất 20 phút hoặc sử dụng nước rửa tay khô có chứa 60%-95% cồn.

Tình hình hiện nay

Một loại virus corona chủng mới gần đây đã xuất hiện tại Trung Quốc và đã được phát hiện tại nhiều địa điểm khác trên toàn thế giới. Nhiều ca COVID-19 đã được phát hiện có liên quan đến việc di chuyển đến và đi khỏi Trung Quốc đại lục hoặc có tiếp xúc gần với những người đó, nhưng nhiều trường hợp lây nhiễm trong cộng động đã được phát hiện ở Hồng Kông. Lây lan trong cộng đồng có nghĩa là đã có người nhiễm virus ở Hồng Kông nhưng nguyên nhân hoặc nguồn nhiễm bệnh vẫn còn chưa rõ.

Bệnh gây ra do chủng virus này có thể dao động từ nhẹ đến nặng. Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh bao gồm: sốt, ho, khó thở. Một số bệnh nhân cũng đã báo có triệu chứng đau họng. Tiêu chảy không kèm các triệu chứng khác cũng đã được thấy ở một số bệnh nhân. Chủng virus corona mới này đã gây ra những ca bệnh nghiêm trọng và gây tử vong ở những bệnh nhân bị viêm phổi. Đến nay, các yếu tố nguy cơ đối với độ nặng của bệnh vẫn chưa rõ ràng, tuy nhiên người lớn tuổi và những người mắc bệnh mạn tính có thể có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Các du khách có thể làm gì để bảo vệ bản thân và những người xung quanh?

Tại thời điểm này, CDC không khuyến cáo phải hủy hoặc hoãn du lịch tới Hồng Kông. Nếu bạn đi du lịch Hồng Kông, hãy thực hiện theo các bước sau:

  • Tránh tiếp xúc với người ốm
  • Tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng với tay bẩn
  • Rửa tay thường xuyên với nước và xà phòng diệt khuẩn trong ít nhất 20 giây hoặc nước rửa tay có cồn với nồng độ cồn từ 60%-95%. Nên rửa tay với nước và xà phòng nếu nhìn thấy tay bị bẩn.
    • Rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn, sau khi ho, hắt xì, hoặc xì mũi là đặc biệt quan trọng

Nếu bạn đã ở Hồng Kông trong vòng 14 ngày qua và bị ốm với triệu chứng sốt hoặc ho hoặc khó thở:

  • Đến các cơ sở y tế. Hãy gọi điện trước khi đến cơ sở y tế khám hoặc phòng cấp cứu. Kể với họ về lịch sử di chuyển tại Hồng Kông, vùng có lịch lây lan trong cộng đồng, cũng như các triệu chứng của bạn.
  • Tránh tiếp xúc với những người khác.
  • Không di chuyển hoặc đi du lịch khi đang ốm
  • Che miệng và mũi bằng khăn giấy hoặc tay áo (không phải bàn tay) khi ho hoặc hắt hơi.
  • Rửa tay thường xuyên với nước và xà phòng diệt khuẩn trong ít nhất 20 giây hoặc nước rửa tay khô có cồn với nồng độ cồn từ 60%-95%. Nên rửa tay với nước và xà phòng nếu có thể nhìn thấy tay bị bẩn.

Thông tin dành cho cơ sở y tế

Các cơ sở y tế cần nắm được lịch sử di chuyển của bệnh nhân với các triệu chứng sốt hoặc triệu chứng hô hấp cấp. Với những bệnh nhân có triệu chứng đã từng đến Hồng Kông và phát bệnh sau 2 tuần rời khỏi, hãy nghĩ ngay đến virus corona chủng mới và lập tức thông báo cho nhân viên kiểm soát nhiễm khuẩn cũng như cơ quan y tế địa phương.

Thông tin thêm tham khảo tại bài viết: Các cấp độ khuyến cáo đi lại và du lịch của Hoa Kỳ

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt và Dương Thùy Anh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo CDC Hoa Kỳ
Bình luận
Tin mới
  • 13/09/2024

    Các loại thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch khi thời tiết sang Thu

    Khi thời tiết chuyển dần từ nóng sang lạnh, cơ thể rất dễ bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng với nhiều nguyên nhân. Bài viết này sẽ mách bạn một số loại thực phẩm thiết yếu giúp tăng cường hệ miễn dịch khi trời bắt đầu se lạnh.

  • 13/09/2024

    Vai trò của vitamin K2 với sức khoẻ

    Hiện nay, vitamin K2 đang nhận được sự quan tâm của cộng đồng, nhất là với các bậc phụ huynh với mong muốn giúp con tăng chiều cao tốt hơn. Vậy vitamin K2 có những vai trò gì với sức khoẻ?

  • 12/09/2024

    5 lợi ích của thực phẩm bổ sung sữa non cho người lớn

    Sữa non hay colostrum là loại sữa được lấy từ sữa mẹ và động vật có vú trong 72 giờ đầu sau sinh. Sữa non colostrum có màu vàng, ở dạng kết dính và là nguồn dinh dưỡng, kháng thể dồi dào.

  • 12/09/2024

    Bạn có đang dị ứng với gia vị hay không?

    Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về dị ứng gia vị và các triệu chứng của chúng. Bài viết cũng giải thích cách để chẩn đoán và những gì bạn có thể làm để điều trị và ngăn ngừa các phản ứng của dị ứng gia vị.

  • 11/09/2024

    Táo bón mạn tính ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào?

    Khi bạn bị táo bón, cơ thể bạn không loại bỏ kịp thời các chất thải. Và điều đó làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng. Các biến chứng thường xảy ra ở ruột già, hậu môn.

  • 10/09/2024

    Mách bạn cách đối phó với tình trạng hôi chân

    Những người bị hôi chân phải vật lộn hàng ngày với nỗi xấu hổ vì đôi chân có mùi, đặc biệt là khi cởi giày ở nơi công cộng hay cửa hàng giày dép. Vậy làm cách nào để khắc phục tình trạng hôi chân hiệu quả?

  • 10/09/2024

    Dậy thì sớm: liệu có cách nào ngăn ngừa không?

    Dậy thì sớm là khi cơ thể trẻ em bắt đầu thay đổi thành cơ thể người lớn quá sớm. Dậy thì sớm được coi la ở thời điểm trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai. Nguyên nhân gây dậy thì sớm thường không rõ ràng. Một số nguyên nhân xảy ra bao gồm nhiễm trùng, các vấn đề về hormone, khối u, vấn đề liên quan đến não hoặc chấn thương dẫn đến dậy thì sớm.

  • 10/09/2024

    Giảm cân hiệu quả hơn với chế độ ăn giàu chất xơ và protein

    Nghiên cứu theo dõi quá trình giảm cân kéo dài 25 tháng cho thấy, chế độ ăn kiêng giàu protein và chất xơ giúp giảm cân hiệu quả và an toàn.

Xem thêm