Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sự kì thị đối với dịch bệnh COVID-19 - Phần 1

Hướng dẫn ngăn ngừa và cách đối mặt với sự kì thị từ xã hội trong dịch bệnh COVID-19

Kì thị từ xã hội là gì?

Sự kì thị đối với các vấn đề sức khỏe là sự liên hệ theo hướng tiêu cực một người hoặc một nhóm người nào đó có chung các đặc điểm nhất định và cùng mắc một loại bệnh. Trong một đợt bùng phát dịch, điều này có thể đồng nghĩa với việc bị gắn mác, bị quy chụp, phân biệt đối xử do suy nghĩ gắn với một dịch bệnh.

Cách đối xử như vậy có thể ảnh hưởng tiêu cực đến những người đang mắc bệnh cũng như những người tham gia chăm sóc y tế, gia đình, bạn bè và cộng đồng. Cả những người tuy không mắc bệnh nhưng nếu có cùng những đặc điểm ngoại hình nhất định với người bị bệnh cũng có thể gặp phải sự kì thị.

Dịch COVID-19 đã gây ra sự kì thị từ xã hội và các hành vi phân biệt đối xử đối với những dân tộc nhất định cũng như những người đã nhiễm virus corona mới hoặc bệnh COVID-19.

Vì sao COVID-19 lại gây ra nhiều sự kì thị đến vậy?

Các cấp bậc của sự kì thị có liên quan đến COVID-19 xảy ra dựa trên 3 yếu tố: 1) Đây là một dịch bệnh mới và còn nhiều điều chưa biết về dịch bệnh này; 2) Ta thường sợ những điều còn chưa biết; và 3) rất dễ dàng để liên kết nỗi sợ hãi đó với “những người khác”.

Bối rối, lo lắng, và sợ hãi trong cộng động là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, những điều đó cũng góp phần tiếp thêm cho những quy chụp tiêu cực.

Ảnh hưởng của sự kì thị đối với COVID-19

Kì thị có thể làm suy yếu sự gắn kết của xã hội và thúc đẩy sự cô lập một số nhóm ra khỏi xã hội, góp phần làm gia tăng tình trạng lây lan của virus. Điều này cũng có thể dẫn đến hệ quả là những vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng hơn cũng như các khó khăn trong việc kiểm soát dịch bệnh.

Sự kì thị có thể:

  • Làm cho người bệnh che giấu việc mình mang bệnh để tránh bị phân biệt đối xử
  • Ngăn không cho người bệnh nhận được sự chăm sóc y tế kịp thời
  • Ngăn không cho mọi người có một thái độ và cách ứng xử lành mạnh

Làm thế nào để đối phó với sự kì thị?

Các bằng chứng rõ ràng cho thấy sự kì thị và sợ hãi xung quanh các bệnh lây nhiễm, có thể ảnh hưởng và gây cản trở đến việc đáp ứng với phòng và điều trị bệnh. Điều nên làm là đặt niềm tin vào các dịch vụ y tế và lời khuyên đáng tin cậy từ các cơ quan chức năng, đồng cảm với những người mắc bệnh, hiểu đúng về căn bệnh cũng như áp dụng các biện pháp thực tế và hiệu quả để giữ an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh.

Cách ta truyền thông hay nói chuyện với nhau về COVID-19 là vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ mọi người thực hiện các hành động hiệu quả vừa để phòng chống dịch bệnh vừa tránh xa sự sợ hãi và kì thị. Hơn nữa, cần phải tạo ra một môi trường, nơi có thể thảo luận một cách cởi mở, trung thực và hiệu quả về bệnh dịch cũng như các tác động gây ra bởi bệnh dịch đó.

Sau đây là một vài cách để giải quyết và tránh gia tăng sự kì thị đối với COVID-19 trong xã hội:

  1. Chú ý lời nói: Những điều nên và không nên nói khi nói về virus corona chủng mới gây bệnh COVID-19.
  2. Hãy làm phần việc của mình: Những ý tưởng dễ thực hiện giúp loại bỏ sự kì thị
  3. Cách giao tiếp và truyền tải thông điệp

Mời bạn đón đọc phần tiếp theo tại website Viện Y học ứng dụng Việt Nam: Dịch COVID-19: Thông tin cần biết

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt và Thùy Anh-Viện Y học ứng dụng VN- Tổng hợp WHO, Unicef, UB Chữ thập đỏ QT
Bình luận
Tin mới
  • 26/10/2024

    Thời điểm uống nước rất tốt cho thận, làm sạch đường ruột

    Uống nước khi bụng đói vào buổi sáng là một thói quen đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho sức khỏe.

  • 26/10/2024

    Bổ sung magne để có giấc ngủ ngon

    Thực phẩm chức năng chứa magne được chứng minh đem lại nhiều lợi ích sức khỏe, trong đó có công dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ.

  • 26/10/2024

    Nguyên nhân gây mụn trứng cá ở người lớn

    Khi bạn già đi, bạn có thể nghĩ rằng mình đã qua độ tuổi bị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì. Mặc dù sự thay đổi nội tiết tố trong tuổi dậy thì là nguyên nhân phổ biến gây ra mụn trứng cá ở khoảng 80% trẻ vị thành niên và thanh thiếu niên gặp phải tình trạng này nhưng đó không phải là nguyên nhân duy nhất có thể gây ra mụn trứng cá. Hãy đọc tiếp để tìm hiểu về 10 nguyên nhân đáng ngạc nhiên gây ra mụn trứng cá ở người trưởng thành và cách loại bỏ những nốt mụn đó.

  • 25/10/2024

    Bổ sung kết hợp vitamin D3 và vitamin K2 cho trẻ em: Nên hay không?

    Trẻ cao lớn khỏe mạnh là mong muốn chính đáng của các bậc cha mẹ. Vitamin D3 và vitamin K2, với vai trò quan trọng trong chuyển hóa canxi và nhiều chức năng sinh lý khác, đang ngày càng được quan tâm như một giải pháp chống còi xương, giúp trẻ cao lớn.

  • 25/10/2024

    Thực hiện 5 thay đổi này để trường thọ

    Theo các nhà nghiên cứu hàng đầu về tuổi thọ, có những cách tiếp cận đơn giản, những thay đổi dễ dàng thực hiện để có thể giúp bạn kéo dài tuổi thọ

  • 24/10/2024

    10 lợi ích sức khỏe bất ngờ của quả su su

    Quả su su có lượng calo thấp nhưng chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng thiết yếu giúp nó trở thành một thành phần bổ sung lành mạnh cho hầu hết mọi chế độ ăn uống.

  • 24/10/2024

    Hiểu đúng về vitamin K2 để có hệ xương vững chắc và tim mạch khỏe mạnh

    Không giống như vitamin A hay C được nhiều người biết đến, vitamin K2 chưa thực sự phổ biến và được nhiều người biết đến. Tuy vậy, đây lại là vi chất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể.

  • 24/10/2024

    Những thực phẩm hại thận nhiều người không biết

    Duy trì lối sống năng động, có ý thức về sức khỏe là điều tốt nhất bạn có thể làm để đảm bảo thận luôn khỏe mạnh. Dưới đây là một số thực phẩm gây hại thận có thể bạn không biết.

Xem thêm