Một vài cách để giải quyết và tránh gia tăng sự kì thị đối với dịch, bệnh COVID-19 trong xã hội:
Chú ý lời nói thích hợp
Khi nói về bệnh COVID-19 gây ra bởi virus corona chủng mới, một số từ ngữ nhất định (ví dụ như: trường hợp nghi ngờ, cách ly...) và một vài cách nói có thể mang ý nghĩa tiêu cực đối với nhiều người và có thể thúc đẩy thái độ kì thị. Chúng có thể sẽ góp phần duy trì các định kiến sẵn có hoặc thậm chí củng cố những mối liên hệ sai lệch giữa bệnh dịch và các yếu tố khác, dẫn đến lan rộng sự sợ hãi hoặc kì thị những người mắc bệnh.
Điều này sẽ làm cho mọi người trở nên ngần ngại hơn trong việc đi khám sàng lọc, xét nghiệm và cách ly. Chúng tôi khuyến cáo nên sử dụng ngôn từ mang tính chất tôn trọng trong tất cả các kênh giao tiếp, bao gồm cả các phương tiện truyền thông. Không chỉ vậy, ngôn từ sử dụng trên các phương tiện truyền thông lại càng quan trọng do đây sẽ là những ngôn từ góp phần định hình cách giao tiếp về COVID-19 trong cộng đồng. Những báo cáo tiêu cực có khả năng ảnh hưởng đến cách mọi người trong cộng đồng nhìn nhận về những người có nghi ngờ nhiễm virus corona chủng mới hoặc bệnh COVID-19, người mắc bệnh và người nhà của họ cũng như cách nhìn nhận và đối xử với cộng đồng người mắc bệnh.
Đã có rất nhiều các ví dụ cụ thể từ các đại dịch như HIV, lao và cúm H1N1 về việc sử dụng các ngôn từ không mang tính kì thị có thể giúp kiểm soát sự lan rộng của dịch bệnh.
Nên và không nên Dưới đây là những điều nên và không nên trong việc sử dụng ngôn từ khi nói về dịch bệnh do virus corona chủng mới (COVID-19) |
NÊN – trao đổi về dịch bệnh do virus corona chủng mới (COVID-19) Không nên – gắn kèm địa danh hoặc dân tộc với dịch bệnh, đây không phải là “Virus Vũ Hán”, “Virus Trung Quốc”, hay “Virus Châu Á”. Tên chính thức của dịch bệnh đã được lựa chọn kĩ càng để phòng tránh và loại bỏ sự kì thị - COVID-19: “CO” là viết tắt cho Corona, “VI” là viết tắt của virus và “D” là của dịch bệnh (disease), và 19 là do dịch bệnh bùng phát vào năm 2019. NÊN – sử dụng những cụm từ như “những người mắc COVID-19”, “những người đang được điều trị bệnh COVID-19”, “những người đang hồi phục từ COVID-19” hoặc “những người đã tử vong do COVID-19” để nói về những người có liên quan đến bệnh COVID-19 Không nên – sử dụng những cụm từ như “những trường hợp/ca bệnh COVID-19” hoặc “nạn nhân” để nói về người có liên quan đến COVID-19. NÊN – sử dụng những cụm từ như “những người có thể mắc COVID-19” hoặc “những người có nghi ngờ mắc COVID-19” Không nên – sử dụng những cụm từ như “tình nghi COVID-19” hoặc “các trường hợp nghi vấn”. NÊN– sử dụng những từ như “mắc” hoặc “nhiễm” COVID-19 Không nên – sử dụng những cụm từ như “lây truyền COVID-19”, “lây nhiễm cho người khác” hoặc “làm lây lan virus” do những cụm từ này ám chỉ việc lây truyền bệnh một cách cố tình cũng như mang nghĩa đổ thừa. Sử dụng những ngôn từ có tính chất hình sự hóa hoặc phi nhân cách hóa có thể gây nên ấn tượng rằng những người mắc bệnh đã làm gì đó sai hoặc ít tính người hơn tất cả chúng ta, làm bùng lên sự kì thị, giảm đi sự đồng cảm và gia tăng tình trạng miễn cưỡng tham gia khám sàng lọc, xét nghiệm, điều trị và cách ly. NÊN – chỉ nói về những nguy cơ của dịch bệnh COVID-19 thông qua những tư liệu dựa trên bằng chứng khoa học cũng như những khuyến cáo mới nhất của các cơ quan y tế chính thống (như Bộ Y tế, WHO) Không nên – lặp lại hoặc chia sẻ những tin đồn chưa được kiểm chứng, tránh sử dụng các ngôn từ phóng đại làm gia tăng cảm giác sợ hãi như “tai ương” hoặc “tận thế”, v...v... NÊN – nói chuyện một cách tích cực và nhấn mạnh hiệu quả của các phương pháp phòng ngừa và điều trị. Với hầu hết mọi người, đây là một căn bệnh hoàn toàn có thể khỏi và phục hồi. Có những phương pháp đơn giản mà tất cả chúng ta đều có thể thực hiện để giữ bản cho bản thân an toàn cũng như những người xung quanh ta, và cả những người dễ bị tổn thương nhất. Không nên – nhấn mạnh hoặc tập trung vào sự tiêu cực, hoặc những thông điệp về sự đe dọa. Chúng ta cần hiệp lực để giúp những người dễ bị ảnh hưởng được an toàn. NÊN – nhấn mạnh hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp bảo vệ để phòng ngừa việc nhiễm virus corona chủng mới cũng như việc sàng lọc, xét nghiệm và điều trị sớm. |
Hãy làm phần việc của mình
Chính phủ, công dân, các phương tiện truyền thông cùng những người có tầm ảnh hưởng, và cộng đồng có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự kì thị xung quanh những người đến từ các vùng đang có dịch bệnh (như Trung Quốc nói riêng và từ châu Á nói chung). Khi giao tiếp trên mạng xã hội hoặc các nền tảng giao tiếp khác, tất cả chúng ta đều cần phải cân nhắc kĩ trước khi phát ngôn và thể hiện tinh thần hỗ trợ quanh dịch bệnh COVID-19.
Sau đây là một vài ví dụ về những việc ta có thể làm để giảm thiểu sự kì thị:
Cách giao tiếp và truyền tải thông điệp
Các thông tin sai lệch và tin đồn đang được phát tán với tốc độ nhanh hơn cả tốc độ lây lan của COVID-19. Điều này gây ra những hệ lụy tiêu cực như sự kì thị và phân biệt đối xử với những người đang trong vùng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Ta cần sự đoàn kết của tập thể cũng như các thông tin rõ ràng và sẵn sàng hành động để hỗ trợ các cộng đồng và những người đang bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Những quan niệm sai lầm, tin đồn và thông tin sai lệch đang góp phần vào sự kì thị và phân biệt đối xử, gây cản trở các nỗ lực phản ứng với dịch bệnh.
Cần có sự đoàn kết của tập thể và hợp tác toàn cầu để ngăn chặn sự lây lan của bệnh dịch cũng như giảm bớt những nỗi lo trong cộng đồng.
Chỉ có sự thậtt, chứ không phải sự sợ hãi, mới có thể ngăn chặn sự phát tán của COVID-19
Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.