Mọi người trên khắp thế giới đang thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bản thân không bị nhiễm virus SARS-COV-2. Một số người có nguy cơ cao bị bệnh nặng hơn so với những người khác, trong đó bao gồm người cao tuổi và người bị suy giảm miễn dịch. Nhưng chính xác thì suy giảm miễn dịch là gì? Đây là những gì bạn cần biết về suy giảm miễn dịch và COVID-19.
Khi một người bị suy giảm miễn dịch, điều đó có nghĩa là khả năng bảo vệ cơ thể họ bị suy yếu và không hoạt động bình thường.
Hàng rào bảo vệ được tạo thành từ một đội quân gồm các tế bào với khả năng có thể tiêu diệt những kẻ xâm lược trong cơ thể, bảo vệ bạn khỏi các bệnh tật như cảm lạnh thông thường, nhiễm trùng và thậm chí là ung thư. Khi hàng rào phòng thủ này bị suy giảm cơ thể sẽ dễ bị nhiễm bệnh, nhất là trong mùa dịch COVID-19 hiện nay.
Sự suy giảm chức năng của hệ thống miễn dịch có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn, tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Điều này cũng có thể liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau trong hệ thống phòng thủ của cơ thể chúng ta, chẳng hạn như thiếu tế bào bạch cầu tham gia vào quá trình thực bào và tiêu diệt vi khuẩn, hệ thống điều hành miễn dịch bị lỗi, kẻ địch xâm nhập vào cơ thể quá mạnh mẽ...
Nguyên nhân phổ biến khiến hệ miễn dịch bị suy giảm?
Các bệnh mãn tính ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch bao gồm bệnh tim, bệnh phổi, lupus và tiểu đường. Các điều kiện khác có thể khiến một người bị suy giảm miễn dịch bao gồm ung thư, HIV / AIDS, suy dinh dưỡng và một số rối loạn di truyền hiếm gặp. Hóa trị liệu và các thuốc steroid cũng có thể làm giảm khả năng miễn dịch. Cơ chế gây suy giảm miễn dịch là phá hủy các tế bào miễn dịch hoặc làm giảm khả năng phát hiện và tiêu diệt vi khuẩn của tế bào.
Có nhiều mức độ ức chế miễn dịch khác nhau. Một số người có thể dễ bị nhiễm trùng hơn hoặc bị nhiễm trùng nặng hơn hoặc kéo dài hơn. Một số khác có sự suy giảm miễn dịch cao hơn, cần tránh để bị nhiễm trùng, vì những người này dễ bị nhiễm mầm bệnh bất thường hay thậm chí các bệnh nhiễm trùng thông thường như viêm phổi có thể đe dọa đến tính mạng.
Một người hệ miễn dịch suy giảm làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng là do hệ thống miễn dịch của họ có thể không gắn kết các phản ứng thông thường với các mối đe dọa, chẳng hạn như sốt hoặc sưng một cách rõ ràng. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng bị bỏ qua ngay từ đầu và làm cho chúng bám chặt hơn trong cơ thể trước khi chúng ta nhận ra rằng cần phải tìm sự giúp đỡ từ một bác sỹ.
Bệnh nhân suy giảm miễn dịch có khả năng đáp ứng miễn dịch kém với việc tiêm phòng. Những bênh nhân suy giảm miễn dịch không phát triển khả năng miễn dịch và hệ miễn dịch của họ nhầm tưởng rằng cơ thể được bảo vệ chống lại bệnh tật trong khi thực tế lại không. Khi hệ thống miễn dịch không hoạt động hết công suất, không có đủ tế bào miễn dịch thực hiện các phản ứng qua trung gian tế bào để bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân xâm nhập. Điều này khiến nhiễm trùng tiến triển nhanh hơn từ một loại virus nhẹ sang nhiễm trùng huyết gây suy đa tạng.
Nếu bạn bị suy giảm miễn dịch và nghĩ rằng bạn có thể mắc COVID-19 , điều quan trọng là bạn phải ở nhà và gọi bác sĩ ngay lập tức. Nếu bạn có những dấu hiệu nguy hiểm như khó thở, đau tức ngực hãy đi khám ngay lập tức. Nếu không, hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ để tự chăm sóc bản thân tại nhà, điều này sẽ giúp phòng ngừa người khác có thể tiếp xúc hoặc bị nhiễm bệnh.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tiêm chủng cho trẻ em bị suy giảm miễn dịch
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.