Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tiêm chủng cho trẻ em bị suy giảm miễn dịch

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin cơ bản về việc chủng ngừa cho đối tượng trẻ em đang bị suy giảm miễn dịch.

Con bạn đang bắt đầu sử dụng những biện pháp điều trị gây suy giảm miễn dịch. Những phương pháp điều trị này sẽ ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng của cơ thể đối với việc tiêm chủng để bảo vệ trẻ trước một số bệnh dịch nguy hiểm. Vậy trong trường hợp này bạn sẽ phải làm gì và xử trí ra sao. 

Các nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch bao gồm các phương pháp điều trị hay sử dụng một số thuốc sau đây có thể gây ức chế miễn dịch:

  • Liều cao steroid dùng kéo dài trên 2 tuần
  • Azathioprine
  • 6-mercaptopurine (6-MP)
  • Methotrexate
  • Các chất kháng TNF như infliximab và adalimumab
  • Tình trạng suy dinh dưỡng cũng có thể dẫn đến suy giảm miễn dịch. 

Vaccin bất hoạt

Vaccin bất hoạt không chứa bất kỳ loại virus hay vi khuẩn nào có thể gây bệnh. Loại vaccin này khá an toàn khi sử dụng cho những bệnh nhân đã bị suy giảm miễn dịch. Vấn đề cần quan tâm chính khi sử dụng loại vaccin này đó là hệ miễn dịch đã bị suy yếu của bệnh nhân có thể không tạo ra đáp ứng với vaccin, do vậy vaccin có thể không phát huy được hết tác dụng. Do vậy, bạn cần đảm bảo rằng trẻ đã được tiêm đầy đủ vaccin bất hoạt ít nhất 2 tuần trước khi bắt đầu áp dụng các phương pháp điều trị gây ức chế miễn dịch.

Các vaccin bất hoạt bao gồm:

  • Vaccin phòng bạch hầu và uốn ván (Td) hay phòng cả bạch hầu, uốn ván và ho gà vô bào (Tdap)
  • Vaccin phòng bại liệt bất hoạt
  • Vaccin cúm typ B
  • Vaccin phòng HPV
  • Vaccin phế cầu
  • Vaccin não mô cầu
  • Vaccin viêm gan A và B
  • Vaccin cúm

Đối với vaccin viêm gan B, bác sỹ có thể cần phải xét nghiệm máu của trẻ để xác định xem trẻ có đáp ứng với vaccin hay không.

Nếu con bạn đang sử dụng liệu pháp ức chế miễn dịch và không thể dừng điều trị, bác sỹ có thể cho trẻ sử dụng vaccin bất hoạt theo lịch tiêm chủng bình thường. Trong một số trường hợp có thể cần phải điều chỉnh thời gian dùng vaccin.

Vaccin sống

Vaccin sống giảm độc lực có chứa virus hay vi khuẩn còn sống nhưng đã được làm yếu đi. Những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch không nên sử dụng loại vaccin này do có khả năng bị nhiễm bệnh.

Con bạn nên được cho sử dụng các vaccin sống khoảng 4-6 tuần trước khi áp dụng liệu pháp điều trị ức chế miễn dịch.

Các loại vaccin sống bao gồm:

  • Vaccin sởi quai bị rubella (MMR)
  • Vaccin thủy đậu 
  • Vaccin cúm sử dụng theo đường xịt (FluMist)
  • Vaccin phòng rotavirus

Nếu trẻ chuẩn bị đi du lịch

Nếu bạn có dự định đưa trẻ đi du lịch, hãy trao đổi với bác sỹ trước ít nhất 6-8 tuần. Đảm bảo rằng bạn cho trẻ đi tiêm đầy đủ các loại vaccin bắt buộc, nhất là MMR, vaccin phòng uốn ván và ho gà.

Tùy thuộc vào địa điểm du lịch, bác sỹ có thể khuyến cáo tiêm thêm cho trẻ một số vaccin khác. Những vaccin bất hoạt sau đây được coi là an toàn khi sử dụng cho trẻ đã bị suy giảm miễn dịch:

  • Vaccin thương hàn (tiêm)
  • Vaccin viêm não Nhật Bản
  • Vaccin phòng dại

Những vaccin sống sau đây không an toàn khi sử dụng cho trẻ bị ức chế miễn dịch:

  • Vaccin phòng bệnh sốt vàng da 
  • Vaccin thương hàn (uống)
  • Vaccin phòng lao

Chủng ngừa cho các thành viên trong gia đình

Nếu con bạn đang sử dụng các liệu pháp ức chế miễn dịch, bạn và các thành viên khác trong gia đình sống cùng nhà nên đi tiêm phòng để giữ cho trẻ khỏe mạnh.

Tuy nhiên, một số vaccin sống hoạt động bằng cách gây bệnh ở thể nhẹ. Đối với người khỏe mạnh, việc này hoàn toàn bình thường, tuy nhiên chính họ có thể làm lây nhiễm vi trùng cho những người khác, nhất là những trẻ đã bị suy giảm miễn dịch.

Những vaccin sống sau được coi là an toàn cho các thành viên trong gia đình:

  • Vaccin sởi-quai bị-rubella (MMR)
  • Vaccin phòng bệnh sốt vàng da
  • Vaccin thương hàn (uống)

Các vaccin sống sau đây cũng được coi là an toàn nhưng cần thận trọng:

  • Vaccin thủy đậu: khoảng 5% những người tiêm vaccin này có phát ban. Khi đó, trẻ đang sử dụng liệu pháp ức chế miễn dịch nên tránh tiếp xúc với những đối tượng này. Cần trao đổi với bác sỹ bởi con bạn có thể phải sử dụng những biện pháp dể phòng bệnh.
  • Vaccin rotavirus: Những người sử dụng loại vaccin này có khả năng có virus sống tồn tại trong phân của họ. Do vậy cần phải rửa tay sạch sẽ và thường xuyên.

Virus sống cũng tồn tại trong phân của những người sử dụng vaccin bại liệt và các thành viên trong gia đình không nên sử dụng loại vaccin này. Tất cả các loại vaccin bất hoạt đều an toàn và có thể sử dụng cho mọi người trong gia đình.

Nếu trẻ đã bị phơi nhiễm với một bệnh nhiễm trùng nào đó, hãy thông báo cho bác sỹ ngay lập tức. Con bạn có thể cần điều trị để phòng nhiễm trùng một số căn bệnh như:

  • Thủy đậu
  • Sởi
  • Viêm gan A

Trẻ ngừng sử dụng liệu pháp ức chế miễn dịch

Tác dụng của liệu pháp ức chế miễn dịch thường kéo dài ngay cả khi đã ngừng sử dụng. Sau khi ngừng điều trị, nên đợi ít nhất 3 tháng rồi mới nên tiêm vaccin cho trẻ để hệ miễn dịch có thời gian hồi phục và đáp ứng tốt với việc chủng ngừa.

Đôi khi một số liệu pháp ức chế miễn dịch cần đợi nhiều thời gian hơn để hệ miễn dịch được hồi phục.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Vắc xin hoạt động thế nào?

Ths. Hồng Khánh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Aboutkidshealth
Bình luận
Tin mới
  • 27/07/2024

    Sử dụng bàn chải kẽ thay vì chỉ nha khoa thông thường: lợi và hại

    Bàn chải kẽ (là một que nhựa nhỏ có gắn một mẩu chỉ nha khoa) có thể là một biện pháp thay thế thuận tiện cho chỉ nha khoa thông thường, đặc biệt nếu bạn có vấn đề về vận động cổ tay - như viêm khớp. Nhưng nếu bạn không khó khăn khi sử dụng chỉ nha khoa thông thường, liệu bàn chải kẽ có phải lựa chọn tốt?

  • 27/07/2024

    Chế độ ăn dặm tự chỉ huy có tốt hơn ăn dặm truyền thống?

    Chế độ ăn dặm tự chỉ huy (baby-led weaning) ngày càng phổ biến, nhưng chưa có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy phương pháp này ưu việt hơn ăn dặm truyền thông về mặt dinh dưỡng.

  • 27/07/2024

    Mẹo giúp trẻ vượt qua cơn đau khi mọc răng

    Trẻ mọc răng thường xuất hiện một số dấu hiệu như ngứa lợi, quấy khóc, sốt… Cha mẹ quan sát và biết cách giảm đau cho trẻ lúc mọc răng để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

  • 27/07/2024

    Ảo giác và chóng mặt trong bệnh đa xơ cứng

    Bệnh đa xơ cứng (MS) là một bệnh miễn dịch mãn tính ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Một số người có thể bị ảo giác, choáng váng hoặc chóng mặt.

  • 27/07/2024

    9 lời khuyên vàng khi chăm sóc da cho bé

    Trẻ nhỏ có làn da rất mềm mại và mỏng manh. Vì vậy, các bé có thể gặp phải nhiều vấn đề và bệnh lý về da. Cùng tham khảo một vài gợi ý cũng như lời khuyên hữu ích dưới đây để chăm sóc và bảo vệ làn da nhạy cảm của em bé nhà bạn.

  • 26/07/2024

    Hiện tượng co giật cơ có thể là dấu hiệu bạn đang thiếu chất

    Hầu hết mọi người đều trải qua tình trạng co giật cơ ở bắp thịt trên tay, chân, vai, mi mắt, lưng, cơ mặt một vài lần trong đời. Biểu hiện này có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu một số vitamin, khoáng chất thiết yếu.

  • 26/07/2024

    Cách làm màu thực phẩm tự nhiên

    Màu thực phẩm tự nhiên là một cách tuyệt vời để thêm màu sắc vào công thức nấu ăn bằng cách sử dụng các nguyên liệu đã có sẵn trong tủ đựng thức ăn, giá đựng gia vị hoặc rau củ trong nhà. Màu thực phẩm tự nhiên được coi là sự thay thế lành mạnh hơn cho màu thực phẩm nhân tạo vì nó có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật và không chứa các hóa chất độc hại mà màu nhân tạo có thể có.

  • 26/07/2024

    6 bài tập cải thiện cơ bắp toàn thân không cần dụng cụ

    Sử dụng chính trọng lượng cơ thể mình, bạn có thể rèn luyện cơ bắp toàn thân với 6 bài tập thể dục không cần có thêm dụng cụ hỗ trợ.

Xem thêm