Human Papillomavirus (HPV) là loại virus phổ biến lây truyền qua đường tình dục. Hầu hết tất cả mọi người (khoảng 9/10) sẽ nhiễm HPV ít nhất một lần trong đời. Nhiễm HPV có thể dẫn đến một số vấn đề sức khoẻ, bao gồm nhiều loại ung thư ở cả nam lẫn nữ. Để phòng tránh các vấn đề trên, nhiều loại vaccine an toàn và hiệu quả đã ra đời.
Tác dụng phụ của Vaccine HPV
Vaccine HPV rất an toàn và hiệu quả để bảo vệ con người khỏi nhiễm HPV. Vaccine, cũng như các loại thuốc khác, cũng có một số tác dụng phụ không mong muốn. Đa phần mọi người khi tiêm ngừa HPV không hề xảy ra bất cứ tác dụng phụ nào. Một vài trường hợp có một số tác dụng phụ nhẹ, chẳng hạn như sưng đỏ tại vết tiêm trên vùng da cánh tay. Hầu hết các tác dụng phụ hay gặp thường không nghiêm trọng.
Ngất hoặc một số triệu chứng có liên quan (chẳng hạn như co giật) có thể xảy ra sau khi thực hiện bất cứ thủ thuật y tế nào, bao gồm cả việc tiêm ngừa. Ngồi hoặc nằm nghỉ khoảng 15 phút sau khi tiêm có thể tránh được việc ngất hoặc chấn thương do té ngã.
Trường hợp cực kỳ hiếm gặp là phản ứng quá mẫn nặng nề có thể xảy ra sau tiêm ngừa. Các đối tượng dị ứng với bất cứ thành phần nào trong một loại vaccine không nên tiêm ngừa loại vaccine đó.
Những loại vaccine HPV hiện hành
Hiện tại có 3 loại vaccine HPV được cấp phép lưu hành tại Mỹ. Các loại vaccine được tiêm ngừa 3 mũi trong vòng 6 tháng để phòng tránh việc nhiễm HPV và các vấn đề sức khoẻ liên quan.
Gardasil 9: FDA công nhận Gardasil 9 từ năm 2014. Tính an toàn của Gardasil 9 được chứng minh dựa trên kết quả thử nghiệm lâm sàng của hơn 15.000 đối tượng trước khi được phép sử dụng và vẫn tiếp tục được theo dõi đến hiện tại. Gardasil 9 dự phòng được các chủng HPV 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52, và 58.
Gardasil: FDA công nhận Gardasil từ năm 2006. Tính an toàn của Gardasil được chứng minh dựa trên kết quả thử nghiệm lâm sàng của hơn 29.000 đối tượng trước khi được phép sử dụng và vẫn tiếp tục được theo dõi đến hiện tại. Gardasil dự phòng được các chủng HPV 6, 11, 16 và 18.
Cervarix: FDA công nhận Cervarix từ năm 2009. Tính an toàn của Cervarix được chứng minh dựa trên kết quả thử nghiệm lâm sàng của hơn 30.000 đối tượng trước khi được cấp phép sử dụng và vẫn tiếp tục được theo dõi đến hiện tại. Cervarix dự phòng được các chủng HPV 16 và 18.
CDC và FDA quản lý sự an toàn của vaccine sau khi chúng được đưa vào sử dụng. Bất cứ vấn đề gì xảy ra sau khi tiêm vaccine đều sẽ thông báo đến các trung tâm chăm sóc sức khoẻ, các nhà thực hành lâm sàng và cộng đồng.
CDC quản lý sự an toàn của vaccine thông qua ba hệ thống:
Hệ Thống Báo Cáo Tác Động Bất Lợi Của Vaccine (Vaccine Adverse Event Reporting System – VAERS) – hệ thống cảnh báo sớm nhất giúp CDC và FDA quản lí các vấn đề xảy ra sau khi tiêm ngừa. Bất cứ ai cũng có thể báo cáo các phản ứng sau khi tiêm vaccine đến VAERS.
Vaccine Safety Datalink (VSD) – hợp tác giữa CDC và các tổ chức chăm sóc sức khoẻ để theo dõi, quản lý và tìm kiếm dữ liệu có liên quan đến vaccine.
The Clinical Immunization Safety Assessment (CISA) Project – CDC kết hợp với các trung tâm y khoa có tiến hành các nghiên cứu lâm sàng về nguy cơ tác động đến sức khoẻ của vaccine trên những đối tượng nhất định.
Nhìn cận cảnh về tính an toàn của vaccines HPV
Năm 2014, trước khi được FDA công nhận, sự an toàn của Gardasil 9 được chứng minh dựa trên 7 nghiên cứu. Sự an toàn của vaccine qua những nghiên cứu này cho thấy Gardasil 9 an toàn tương đương như Gardasil. Các vấn đề chính của những nghiên cứu này là:
Tác dụng phụ thường gặp nhất là đau, sưng đỏ tại vị trí tiêm trên vùng da cánh tay.
Một số tác dụng phụ nhẹ có thể xảy ra nhiều hơn khi tiêm Gardasil 9 so với Gardasil. Phụ nữ và trẻ em gái tiêm ngừa Gardasil 9 có tỉ lệ bị sưng và đỏ tại vị trí vết tiêm nhiều hơn so với những người tiêm Gardasil. Các báo cáo tình trạng sưng đỏ tại vị trí tiêm cũng tăng lên khi ở các mũi tiêm tiếp theo ở các đối tượng tiêm Gardasil 9.
Trong năm 2014, CDC công bố báo cáo phân tích các vấn đề sức khoẻ liên quan sau khi tiêm vaccine Gardasil từ tháng 6/2006 đến 3/2014 cho thấy hơn 92% các báo cáo tác dụng phụ của Gardasil là không nghiêm trọng. Các tác dụng phụ thường gặp là:
Ngất sau tiêm vaccine có thể xảy ra nhưng hầu như rất hiếm. Vì nguy cơ trên, FDA đã ban hành hướng dẫn nhân viên y tế khi tiêm Gardasil, bao gồm việc phòng ngừa té ngã và chấn thương do ngất. CDC và Uỷ Ban Cố Vấn về Thực Hành Chủng Ngừa cũng khuyến cáo tương tự cho việc chủng ngừa vaccine HPV. Dựa trên những khuyến cáo này, nhân viên y tế sẽ tiêm vaccine HPV khi bệnh nhân ở tư thế ngồi hoặc nằm. Bệnh nhân sẽ phải ngồi lại tại nơi tiêm và theo dõi sau tiêm trong vòng 15 phút. CDC cũng khuyến cáo bác sĩ và điều dưỡng nên tuân theo các khuyến này và chia sẻ thông tin đến tất cả bệnh nhân.
Vào năm 2011, Viện Y Học đã tổng kết các số liệu từ các nghiên cứu đã công bố lẫn chưa công bố của 8 vaccine, bao gồm HPV và cho ra đời bảng báo cáo có tên “Tác dụng phụ của vaccine: bằng chứng và nguyên nhân”. Bảng báo cáo này kết luận:
Ngất có thể xảy ra sau tiêm vaccine, bao gồm HPV vaccine.
Một số bệnh nhân dễ bị dị ứng với một số thành phần trong vaccine, và vaccine HPV cũng không ngoại lệ, nó có thể gây nên phản ứng quá mẫn ở những bệnh nhân dị ứng nặng. Tác dụng phụ rất hiếm khi xảy ra. Những bệnh nhân có tiền căn dị ứng nặng với bất cứ thành phần nào của một loại vaccine thì không nên tiêm vaccine đó.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tiêm vaccine HPV: Nên hay không?
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.